PGS-TS Trần Văn Ngọc, Chủ tịch Hội Hô hấp TP.HCM, cho biết bệnh COPD ngày càng gia tăng, đứng thứ 3 nguyên nhân gây tử vong, sau tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim và là 1 trong 10 căn bệnh không thể chữa khỏi. Ước tính có khoảng gần 330 triệu người mắc COPD trên toàn thế giới. Tại Việt Nam con số này là khoảng 4,2% dân số từ 40 tuổi trở lên - tương đương 4 triệu người mắc COPD.
Theo PGS-TS Ngọc, điều đáng lưu ý là COPD liên quan chặt chẽ đến vấn đề hút thuốc lá (cứ 10 người hút thuốc lá có 3-4 người bị COPD), ô nhiễm môi trường, khói củi… Tuy vậy, rất tiếc hiện nay việc phát hiện bệnh COPD rất khó khăn do người bệnh đến bệnh viện muộn, cứ nghĩ ho (dấu hiệu ban đầu) là phản ứng của cơ thể, nên con số bệnh nhân được chẩn đoán khác con số thực trong cộng đồng.
tin liên quan
10 thực phẩm giúp phổi khỏe mạnhPhổi đóng vai trò quan trọng trong việc giữ cho cơ thể chúng ta
chuyển động, và cho phép chúng ta thở và mang oxy đi khắp cơ thể.
“Chỉ có 19% bệnh nhân đến khám ở giai đoạn 1 (sớm), có đến 50% đến trong giai đoạn bệnh tiến triển, 26% đến trong giai đoạn 3 và 5% đến trong giai đoạn 4 - tức đã bị tàn phế (ngồi dậy, đánh răng, ăn uống đều khó thở) và sử dụng thuốc suốt đời”, PGS-TS Ngọc cho hay.
Nghiên cứu tại Bệnh viện Chợ Rẫy cho thấy bệnh nhân COPD nhập vào săn sóc đặc biệt thì tỷ lệ tử vong chiếm từ 20-24%, nếu kèm đặt nội khí quản thở máy thì tử vong lên đến 50% (cứ 2 người thì có 1 người tử vong); nhập khoa nội điều trị tỷ lệ này là 10%, tái nhập cấp cứu trong vòng 14 ngày thì tử vong từ 22-34%... Mặc dù COPD nguy hiểm nhưng được phát hiện muộn, nhận thức, ý thức của người bệnh về bệnh rất thấp. Có đến 57% bệnh nhân tuân thủ điều trị kém (gần 50% bệnh nhân điều trị dưới mức của bệnh nhưng có đến 50% điều trị quá mức).
tin liên quan
Những căn bệnh hay 'đi chung' với thời tiếtCác nhà khoa học cho rằng mỗi khi bầu khí quyển thay đổi như xuất hiện gió, giông, lốc, bão, mưa... đều ẩn chứa những nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe về xương khớp, hô hấp, các bệnh về huyết áp hay tim mạch.
“COPD tuy không thể chữa khỏi hẳn nhưng là bệnh có thể phòng ngừa và điều trị triệu chứng. Việc phát hiện và điều trị sớm COPD giúp giảm diễn tiến nặng nề của bệnh, giảm nguy cơ tử vong và gánh nặng kinh tế - xã hội. Cứ 1 người bị bệnh COPD nhẹ (có thuốc giãn phế quản) thì một năm tốn 24 triệu đồng tiền chữa trị; ở giai đoạn nặng gây tắc nghẽn phế quản thì chi phí điều trị tăng gấp đôi. Nếu nhập viện nội trú thì chi phí điều trị khoảng 3 triệu đồng/lần, kèm suy hô hấp thì chi phí lên đến 10 triệu đồng. Có bệnh nhân tốn cả trăm triệu đồng khi vào đợt COPD cấp”, PGS-TS Ngọc cho biết thêm.
tin liên quan
Dấu hiệu khi phổi gặp sự cốĐau ngực - dấu hiệu cho thấy tim đang gặp rắc rối, vàng da - dấu hiệu gan có vấn đề, nhưng làm thế nào để biết phổi đang gặp nguy hiểm?. Dưới đây là một số triệu chứng phổ biến khi tổn thương phổi.
COPD là sự tắc nghẽn đường thở tiến triển ngày càng nặng dần, liên quan tới phản ứng viêm bất thường của đường thở và nhu mô phổi do các phần tử và khí độc hại. Bệnh không phải di truyền nhưng có thể lây lan nếu người bệnh bị viêm nhiễm. Bệnh nhân mắc COPD thường kèm suy nhược, suy giảm chức năng cơ xương, hội chứng chuyển hóa, loan xương, trầm cảm và ung thư phổi. COPD là bệnh toàn thân tàn phá tim mạch, chuyển hóa, đái tháo đường, cơ xương khớp…
5 dấu hiệu nhận biết mắc COPD: Người trên 40 tuổi, ho, khạc đàm, khó thở, tiếp xúc với yếu tố nguy cơ (thuốc lá, khói bếp, nghề nghiệp, môi trường)… Tuy nhiên, chỉ cần có 3/5 dấu hiệu này thì có thể chẩn đoán bệnh nhân đã mắc COPD. Người mắc COPD mắc thêm các bệnh đái tháo đường, tim mạch, cao huyết áp… thì điều trị khó khăn và tỷ lệ tử vong rất cao.
Do vậy, các bác sĩ khuyến cáo người dân phòng ngừa bệnh bằng cách không hút thuốc lá, không tiếp xúc với khói bụi, tránh hoạt động thể lực quá sức và đặc biệt là giữ môi trường sống trong lành.
|
Bình luận (0)