Chú ý những cơn đau cổ, mỏi vai
Chị Ngô Kim Ngân (40 tuổi, làm kế toán) hơn một năm nay thường xuyên bị đau mỏi cổ lan xuống vai, có lúc đau vùng đầu (vùng chẩm). Chị tự mua thuốc giảm đau ở tiệm thuốc tây về uống nhưng cơn đau chỉ được kiềm chế nhất thời, còn tình trạng đau vẫn kéo dài. Ban đầu, chị nghỉ ngơi thì cơn đau có bớt đi nhưng gần đây, dù có nghỉ ngơi thì cơn đau vẫn không giảm. “Có khi đau cổ, mỏi, tê, đau xuống cả vai. Làm việc chút xíu là thấy mỏi tay, làm việc không thoải mái”, chị Ngân cho biết.
tin liên quan
Bị thoái hóa cột sống nặng sau 40 năm nằm võngThoái hóa cột sống cổ có các triệu chứng như đau mỏi kiểu cơ học, cơn đau tăng khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi; một số trường hợp nặng dù nghỉ ngơi vẫn không giảm đau. Người bị bệnh đau mỏi vùng cổ lan xuống vai gáy, cánh tay, dọc xuống thắt lưng. Hoặc đau vùng cổ lan lên vùng tai, đầu, vùng chẩm. Trong trường hợp này, có người tưởng bị đau đầu nhưng đi khám mới biết bị thoái hóa cột sống cổ. Cơn đau tăng khi vận động xoay cổ, xoay đầu. Các trường hợp nặng, người bệnh bị cứng cổ, giới hạn vận động xoay cổ; có khi đau cổ đến nỗi không xoay cổ được, muốn xoay đầu phải xoay luôn cả thân người.
Do ngồi nhiều, sai tư thế
Bác sĩ Thụy cho biết, bệnh thoái hóa cột sống cổ có nhiều nguyên nhân như: môi trường, chế độ ăn uống không hợp lý, làm việc quá sức, lao động nặng từ sớm, tư thế không đúng, tập luyện thể dục không hợp lý, thiếu ngủ... Với dân văn phòng, nguyên nhân hàng đầu là do tính chất công việc phải ngồi nhiều, cúi hoặc ngửa cổ kéo dài và ít vận động.
tin liên quan
Bệnh nào dân văn phòng khó tránh?tin liên quan
Tập thể thao sai cách, coi chừng thoái hóa khớp!Theo bác sĩ Thụy, nếu bệnh không được điều trị sớm thì từ cột sống cổ sẽ ảnh hưởng đến xương đốt sống, đến đĩa đệm và dây chằng của khớp. Những trường hợp nặng có thể chèn ép lên dây thần kinh. Chèn ép mức độ nhẹ có cảm giác tê tay hoặc yếu tay. Nếu nặng thì chèn ép vô tủy. Chèn ép tủy cổ ở mức độ nặng nhất có thể gây liệt tứ chi.
Bệnh nhân bị thoái hóa cột sống cổ thông thường được điều trị nội khoa với thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm, giãn cơ. Quan trọng nhất là được hướng dẫn điều chỉnh để thay đổi những tư thế không tốt cho cột sống và có các bài tập phục hồi. Đồng thời, có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý.
Một số biện pháp phòng bệnh
Sau khoảng 2 - 3 tiếng ngồi ở bàn làm việc thì nên đứng dậy đi tới đi lui, tập những bài tập nhẹ tại chỗ (5 - 10 phút) như vươn vai; cúi - ngửa - nghiêng trái - nghiêng phải (tập 5 - 10 lần). Bài tập đơn giản nhất là cúi - ngửa - nghiêng trái - nghiêng phải cổ (tập 5 - 10 lần).
Tránh những động tác đột ngột đối với cổ.
Phải bỏ thói quen bẻ cổ kêu rắc rắc mỗi khi mỏi cổ. Đây là hành động có thể gây tiến triển thêm tình trạng thoái hóa cột sống cổ, có nguy cơ gây gãy xương.
Khi làm việc nên ngồi đúng tư thế, ngồi thẳng lưng, vị trí ghế ngồi so với bàn làm việc nên đúng tầm, tránh phải để cổ cúi hoặc ngửa quá.
Tránh tư thế xấu trong sinh hoạt, lao động gây đau lưng như ngồi lâu, đứng lâu một tư thế. Khi đi máy bay, đi ô tô đường dài, cần có tư thế ngồi đúng.
Tránh mang vác nặng quá mức hoặc các động tác quá mạnh, đột ngột và sai tư thế. Tránh gây căng thẳng lên cột sống. Sử dụng kỹ thuật thích hợp khi phải nâng vật nặng.
Để giữ cho cột sống của bạn luôn khỏe mạnh nên thực hiện các bài tập tác động thấp như đi bộ hoặc bơi lội. Tập yoga nhẹ nhàng cũng có thể giúp cột sống mạnh mẽ và linh hoạt. Có thể tập các bài tập cho cổ và lưng nhẹ nhàng ngay tại nơi làm việc hoặc ở nhà. Tốt nhất cần chú ý hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu một chế độ tập luyện.
Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý. Ăn thực phẩm như cá, các loại hạt, rau lá xanh có hàm lượng cao omega và chất chống ô xy hóa đều có ích cho sức khỏe của khớp và đĩa đệm.
Ngủ đủ giấc, chọn gối thích hợp để tránh đau cổ.
|
Bình luận (0)