Ước tính số người bị tiểu đường loại 2 sẽ tăng lên 79 triệu vào năm 2030. Tuy nhiên, lượng insulin chỉ đáp ứng đủ cho một nửa trong số họ.
Đây là kết quả của một nghiên cứu mới do tiến sĩ Sanjay Basu của Đại học Stanford (Mỹ) dẫn đầu nhóm nghiên cứu. Nhóm tác giả vừa công bố kết quả và nó được đăng tải trên Reuters.
Trong nghiên cứu, họ thấy nhu cầu sử dụng insulin toàn cầu sẽ tăng từ 526 triệu lọ (10ml) vào năm 2018 lên 634 triệu lọ vào năm 2030.
Hiện tại, trên thế giới có 9% người trưởng thành bị tiểu đường, tăng từ 5% vào năm 1980. Tiểu đường có thể dẫn đến mù lòa, suy thận, các vấn đề về tim, và đau thần kinh.
Hầu hết trong số các bệnh nhân trên đều bị tiểu đường loại 2.
Nguyên nhân do béo phì và thiếu vận động gây ra. Tỉ lệ này đang gia tăng rất nhanh ở những nước đang phát triển khi người dân ở đó đang “tập thích nghi một lối sống đô thị và phương Tây”, theo Reuters.
Chính vì vậy nhu cầu những người bệnh cần sử dụng insulin ngày càng tăng và dự đoán sẽ tăng khoảng 20% trong 12 năm tiếp theo.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho biết lượng insulin không thể đáp ứng đủ.
Các nước ở châu Phi và châu Á sẽ thiếu nhiều nhất vì nhu cầu sử dụng insulin ước tính sẽ tăng lên gấp 7 lần để điều trị cho những bệnh nhân nguy cơ cao và cần insulin để kiểm soát đường huyết.
Insulin vẫn còn rất đắt tiền và nhiều bệnh nhân ở nước nghèo có thể vẫn không tiếp cận được, theo Reuters.
Nghiên cứu này được xuất bản trên Tạp chí Lancet Diabetes & Endocrinology journal.
Bình luận (0)