Giun sán bị nhiễm gồm: ấu trùng sán lợn, sán lá gan lớn, sán lá gan nhỏ, sán dây, giun móc, giun đũa chó, giun lươn... Trong đó, cao nhất là bệnh giun đũa chó (607 bệnh nhân); bệnh sán lá gan lớn (595) và bệnh ấu trùng sán lợn (435).
Theo các chuyên gia về ký sinh trùng, nhiễm ấu trùng giun sán lợn khi người ăn phải thức ăn, nước uống, tay bẩn đưa lên miệng... có nhiễm trứng sán.
tin liên quan
Vôi hóa bàng quang vì nhiễm sánMột người đàn ông trung niên ở Qatar đã mắc chứng vôi hóa bàng quang, một phần cơ quan sinh sản và ruột vì nhiễm sán lâu năm mà không hay biết.
Ngoài ra, nguy cơ lây nhiễm trứng giun đũa từ chó, mèo vào người là rất cao do việc nuôi chó, mèo trong nhà là phổ biến. Các ấu trùng giun, sán nhiễm từ lợn, chó, mèo khi vào cơ thể người, có thể đi đến não gây bệnh ở hệ thần kinh T.Ư (viêm não - màng não, động kinh hay viêm dây thần kinh thị giác...).
Với sán lá gan lớn (ký sinh trong gan mật, trong cơ, dưới da ở người), ấu trùng này thường bám vào rau thủy canh và ký sinh trong một số loài nhuyễn thể (ốc, cua nước ngọt). Do đó, cần nấu chín, không ăn rau tái sống để phòng nhiễm.
Bình luận (0)