Đó là lời khuyến cáo của các chuyên gia của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế - OECD (Paris, Pháp) về viễn cảnh nếu các nước không có bất kỳ một hành động ưu tiên nào để nghiên cứu hay sản xuất thuốc “chiến đấu” lại mối đe dọa này.
tin liên quan
Xe cấp cứu 2 bánh có khả thi?Các chuyên gia cũng khuyến cáo các nước trên nên đẩy mạnh xây dựng bệnh viện xanh và sạch, công tác khử khuẩn tại bệnh viện cũng nên tăng cường, theo AFP ngày 7.11.
Ngoài ra, họ cũng kêu gọi các bác sĩ hạn chế tối đa kê đơn kháng sinh cho những trường hợp không cần thiết phải dùng.
Một phân tích của Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát Bệnh tật châu Âu vừa mới được xuất bản trên tạp chí Lancet Infectious Diseases tuần này cho thấy từ năm 2007, mỗi năm có hơn 33.000 người ở châu Âu đã tử vong do vi khuẩn siêu kháng thuốc.
Trong một báo cáo khác của tổ chức OECD, ước tính khoảng 2,4 triệu người có thể tử vong do siêu vi khuẩn kháng thuốc trước năm 2050. Chi phí điều trị cho những nhiễm khuẩn này sẽ “phình lên” trung bình 3,5 tỉ USD (khoảng 81.543 tỉ đồng) mỗi năm ở những nước trên.
"Chi phí điều trị này cao hơn chi phí điều trị cho cúm, HIV và cả lao. Nếu những nước này không lập tức có bất kỳ một hành động nào để chiến đấu chống lại siêu vi khuẩn kháng thuốc thì chi phí điều trị có thể gia tăng”, Michele Cecchini của tổ chức OECD nói với AFP.
Khi con người lạm dụng thuốc kháng sinh, thậm chí sử dụng thuốc kháng sinh trong chăn nuôi, những “dòng vi khuẩn” sẽ phát triển và kháng lại thuốc được sử dụng để giết chết chúng. Ở các nước có thu nhập trung bình và thấp, tình trạng lạm dụng này ngày càng cao. Hậu quả dẫn đến tỉ lệ nhiễm khuẩn những vi khuẩn này được ước tính sẽ tăng nhanh, từ bốn đến bảy lần vào năm 2030 so với thời gian hiện tại, theo AFP.
Bình luận (0)