Sau khi lấy ra khỏi cơ thể người đã chết, trái tim này được đặt trong một chiếc hộp vô trùng để giữ ấm. Nhịp tim cũng được phục hồi và ô xy, máu và các chất dinh dưỡng được cung cấp một cách liên tục để giữ tim đập bình thường trong khoảng 8 tiếng.
Sau đó, trái tim này đã được ghép cho bệnh nhân Anthony Anderson (58 tuổi, ở Swinton, Anh), bị bệnh cơ tim, làm cho ông phải được chăm sóc đặc biệt và nằm trong danh sách cần được ghép tim khẩn cấp.
tin liên quan
17 kỷ lục ghép tạng tại Việt NamLần đầu tiên hàng loạt kỷ lục trên lĩnh vực ghép tạng tại Việt Nam đã được xác nhận và vinh danh, khẳng định những đóng góp của các tập thể và cá nhân trong lĩnh vực ghép tạng.
Chỉ sau vài tuần ghép tim, ông đã được xuất viện về nhà, nhưng vẫn được theo dõi bởi các bác sĩ của bệnh viện.
Anthony nói với MailOnline: “Tôi cảm thấy thật hạnh phúc sau khi nghe nhân viên bệnh viện gọi điện báo tin có tim để ghép cho tôi. Tất nhiên, một người nào đó đã chết và giúp tôi. Tôi sẽ không bao giờ quên được người đã hiến tặng tim cho tôi”.
Bệnh viện danh tiếng Wythenshawe là một trong bốn trung tâm trên thế giới đã thực hiện được kỹ thuật hồi sinh tim và cuộc phẫu thuật ghép tim này.
tin liên quan
Cô bé 13 tuổi hiến tạng cứu sống 8 ngườiBé Jemima Layzell, 13 tuổi, đã cứu sống được 8 người khi hiến 6 nội tạng của mình. Cơ quan phụ trách hiến tạng của Bộ Y tế Anh cho biết trước giờ chưa từng ai hiến tạng mà cứu sống được nhiều người như vậy.
Theo MailOnline, kỹ thuật này đã được thực hiện đầu tiên cách đây vài năm, nhưng hiện tại chưa được phổ biến.
Manchester Evening News cho biết đến nay chỉ có một vài bệnh nhân đã được các bác sĩ sử dụng kỹ thuật này và ghép tim.
Tuy nhiên, các bác sĩ tin rằng đây là tim từ người chết tuần hoàn là nguồn hiến tặng tiềm năng, có thể cứu được rất nhiều bệnh nhân đang chờ ghép tim. Trong 100 bệnh nhân đang chờ ghép tim, có 15 bệnh nhân đã chết vì không thể chờ được nữa.
Thiếu nguồn hiến tim và tạng là tình trạng chung ở nhiều nước trên thế giới.
Rajamiyer Venkateswaran, giám đốc phụ trách về phẫu thuật ghép tạng của Bệnh viện Wythenshawe, nói với MailOnline người hiến tim không phải là chết não nhưng bị tổn thương não rất nặng. Trong trường hợp này, bệnh nhân này không còn được điều trị tiếp tục và sẽ ngừng tim. Lúc đó, họ lập tức hồi sinh tim lại và lấy ra khỏi cơ thể bệnh nhân này và đưa vào Hệ thống Chăm sóc Tạng.
tin liên quan
Tôn vinh người hiến giác mạcNgày 9.11, tại H.Kim Sơn (Ninh Bình), Bệnh viện Mắt T.Ư phối hợp với UBND tỉnh Ninh Bình tổ chức lễ tôn vinh nghĩa cử cao đẹp của những người hiến giác mạc trên địa bàn H.Kim Sơn.
Trong năm 2016, các bệnh viện ở Anh đã thực hiện được 197 cuộc phẫu thuật ghép tim. Cuối tháng 3.2016, có 246 người bệnh đang chờ ghép tim, trong đó có 30 trẻ em, theo số liệu ngành y tế Anh.
Bình luận (0)