Cắt bao quy đầu… 22 - 35 triệu đồng
Hôm nay (27.4), Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã kiểm tra đột xuất các phòng khám có yếu tố nước ngoài hoạt động trên địa bàn TP.HCM.
Sau khi kiểm tra 2 phòng khám đầu trong danh sách, đoàn kiểm tra không phát hiện sai phạm. Sau đó, đoàn kiểm tra đã “chuyển hướng” sang phòng khám theo phản ánh của người dân trước đó. Đó là phòng khám đa khoa Nguyễn Trãi (Q.1, TP.HCM), nơi nhiều người bệnh từng có đơn khiếu nại về việc bị thu phí khám chữa bệnh theo kiểu hù dọa, vẽ bệnh để móc túi bệnh nhân.
Đoàn kiểm tra của Bộ Y tế đã kiểm tra phòng khám đa khoa Nguyễn Trãi (Q.1, TP.HCM), nơi nhiều người bệnh từng có đơn khiếu nại về việc bị thu phí khám chữa bệnh theo kiểu hù dọa, vẽ bệnh để móc túi bệnh nhân.
Tại phòng khám đa khoa Nguyễn Trãi, nhiều bất thường đã được ghi nhận.
Phòng khám có 5 bác sĩ người Việt Nam và 2 bác sĩ người Trung Quốc nhưng tại thời điểm kiểm tra chỉ có 3 bác sĩ Việt Nam tham gia khám chữa bệnh. Một số phòng chuyên môn không hề có bóng dáng bác sĩ với lý do... bác sĩ “bị bệnh”.
Dù quảng cáo là phòng khám đa khoa nhưng qua bảng đăng ký khám bệnh, bà Tiến nhận thấy bệnh nhân đến đây chỉ toàn khám ngoại khoa với những ghi chép không cụ thể. Phòng khám không lưu bệnh án chi tiết mà chỉ ghi qua loa chẩn đoán ban đầu với các triệu chứng đa phần là ngoại khoa. Việc ghi chép địa chỉ bệnh nhân cũng không rõ ràng, đoàn không thể liên hệ với bệnh nhân. Qua ghi chép của phòng khám, bệnh nhân đến đây chủ yếu vì bệnh nam khoa như rối loạn cương, xuất tinh sớm, hẹp bao quy đầu… Hầu hết bệnh nhân nam do bác sĩ người Trung Quốc khám chữa bệnh đều được chẩn đoán hẹp bao quy đầu và chỉ định tiểu phẫu.
Đặc biệt, thủ thuật cắt hẹp bao quy đầu có giá “cắt cổ” từ 22-35 triệu đồng. Giá này gấp hơn 140 lần khi thực hiện tại bệnh viện công tuyến thành phố.
tin liên quan
'Bác sĩ' Trung Quốc tháo chạy khi bị kiểm tra(TNO) Sáng 18.10, thanh tra Sở Y tế TP.HCM đã bất ngờ kiểm tra hoạt động của Phòng khám đa khoa Châu Á (số 648 Võ Văn Kiệt, P.1, Q.5) và bắt gặp lại 'bài cũ': 'bác sĩ Trung Quốc chui' cởi áo blouse, trốn lên tầng thượng.
Bộ trưởng cũng đã yêu cầu xem 10 hồ sơ bệnh án của các bệnh nhân khám trong ngày 26.4 vì nghi ngờ bệnh nhân không được chẩn đoán và không có phác đồ điều trị rõ ràng. Tuy nhiên, đại diện phòng khám trả lời vòng vo rồi hướng dẫn đoàn kiểm tra lên tầng 6.
Phòng xét nghiệm của phòng khám được trang bị rất sơ sài, không có máy xét nghiệm cũng như những dụng cụ chuyên môn cần thiết. Theo đại diện phòng khám, ngoài xét nghiệm sinh hóa thì tất cả các xét nghiệm chuyên sâu hơn đều được chuyển đi nơi khác.
Nhiều sai phạm ở các phòng khám
Chiều nay, Bộ trưởng Bộ Y tế cũng đã làm việc với UBND thành phố và các ban ngành liên quan.
Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Tấn Bỉnh thừa nhận: Vẫn còn phòng khám chưa thực hiện đúng quy định về lập hồ sơ bệnh án ngoại trú và kê đơn thuốc cho người bệnh, chưa chú trọng xây dựng phác đồ điều trị phù hợp với mô hình bệnh tật tại phòng khám đa khoa; thực hiện kỹ thuật chuyên môn chưa được Sở Y tế phê duyệt; chưa có quy định phân công nhân viên y tế được thực hiện kỹ thuật xâm lấn có nguy cơ cao chưa triển khai đầy đủ các hoạt động đảm bảo an toàn người bệnh.
|
Theo báo cáo của Sở Y tế TP.HCM, trong năm 2016 và bốn tháng đầu năm 2017, thanh tra Sở đã phát hiện hàng loạt cơ sở sai phạm.
Cụ thể, 24/143 phòng khám đa khoa vi phạm, trong đó, tước giấy phép hoạt động của 4 cơ sở.
Khi thanh kiểm tra 14 phòng khám có yếu tố nước ngoài thì tất cả đều vi phạm các vấn đề về quản lý hành chính lẫn chuyên môn. Sở Y tế đã tước giấy phép hành nghề đối với 2 cơ sở.
Riêng từ đầu năm 2017 đến nay, Sở Y tế thanh kiểm tra 11 phòng khám đa khoa, phát hiện 10 phòng khám vi phạm; thanh kiểm tra 7 phòng khám có yếu tố nước ngoài thì có 6 phòng khám vi phạm.
tin liên quan
Phòng khám có bác sĩ Trung Quốc hoạt động 'chui'Ngày 9.3, tin từ Sở Y tế TP.HCM cho biết, Sở đã có tờ trình UBND TP về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH đầu tư y tế quốc tế Đông Á (phòng khám đa khoa Baylor ở 202 Tô Hiến Thành, P.15, Q.10) 120 triệu đồng vì hoạt động khám, chữa bệnh không phép.
“Đa số các phòng khám đa khoa nói chung và các phòng khám có yếu tố nước ngoài nói riêng đều là chủ đầu tư nước ngoài hoặc người không có chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực y tế. Trình độ chuyên môn của người phiên dịch chưa đảm bảo tốt, nhiều phản ánh của người bệnh về việc bị hù dọa, vẽ bệnh, đối tượng thực hiện việc hù dọa chính là người phiên dịch”, ông Bỉnh đánh giá.
Theo ghi nhận của Sở Y tế, các phòng khám cố tình sai phạm còn đối phó với đoàn thanh kiểm tra bằng biện pháp gắn trang thiết bị theo dõi, báo động từ xa, trì hoãn kéo dài thời gian tiếp cận của đoàn thành tra để tìm cách đối phó.
Bộ trưởng Bộ Y tế đã yêu cầu Sở Y tế TP.HCM phải xem xét và chấn chỉnh lại việc phê duyệt bảng giá khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế tư nhân (không thể chấp nhận mức giá thủ thuật cắt bao quy đầu đến 22-35 triệu đồng). Bên cạnh đó, bà Tiến cũng đề nghị Sở phải có các biện pháp kiểm tra, giám sát xử lý nghiêm hành vi vẽ bệnh, hù dọa người bệnh của các phòng khám.
tin liên quan
Chiêu trò ở các phòng khám có bác sĩ Trung Quốc“Vẽ bệnh”, hù dọa tình trạng bệnh nặng, quảng cáo thổi phồng chuyên môn kỹ thuật là 3 sai phạm chính của các phòng khám có bác sĩ Trung Quốc.
Bình luận (0)