Người thông minh (Homo sapiens) là loài đặc biệt có nhiều sắc thái cảm xúc. Buồn vui phải có đủ. Theo đó, nỗi buồn và tâm trạng xấu luôn là một phần của trải nghiệm của đời người, giờ đây ở nhiều nơi lại đánh đồng xúc cảm này với nhận định "rối loạn tâm lý". Dường như là để tránh chịu đựng những đánh giá oan uổng đó, cộng với cần phải ổn định tinh thần để ngày ngày vượt qua mọi ách tắc trong cuộc sống, số đông đang lún dần vào trạng thái thờ ơ. Không ít người dùng sự lãnh đạm áp chế những nỗi buồn lẽ ra cần thể hiện. Ở nhiều nước, những hoạt động quảng cáo nhằm mục đích thao túng tâm trí khách hàng, những chiêu bài tiếp thị... tuyên bố rằng hạnh phúc là một nhu cầu cần được đáp ứng, đang rầm rộ diễn ra.
Với mục đích phân tích sâu hơn để tìm sự lợi hại của một tâm trạng buồn bã, một số chuyên gia tâm lý, trong đó có Joseph Paul Forgas, giáo sư của Đại học New South Wales (Úc), cho rằng đã đến lúc đánh giá lại vai trò của những trạng thái tinh thần tiêu cực trong cuộc sống. “Chúng ta nên nhìn nhận tâm trạng tiêu cực là hoàn toàn bình thường, thậm chí còn hữu dụng và là một phần giúp con người thích ứng, giúp chúng ta đương đầu với mọi tình huống và thách thức hằng ngày”, theo Giáo sư Forgas trình bày trên tạp chí The Conversation.
tin liên quan
3 cách tự nhiên giúp bạn vượt qua nỗi buồnCuộc sống không thể tránh khỏi những nỗi buồn, vậy khi gặp buồn phiền chúng ta nên làm gì để đương đầu với nó? Dưới đây là 3 cách tự nhiên giúp bạn vượt qua nỗi buồn, theo Livestrong.
Giáo sư Forgas chỉ ra vào thời xưa, những cơn vui buồn bất chợt được xem là trạng thái tâm lý bình thường trong cuộc sống hằng ngày. Trên thực tế, nhiều tác phẩm kinh điển trong văn hóa loài người đều được thai nghén trong lúc tâm trạng bi quan, có thể kể đến những tuyệt tác của Beethoven và Chopin trong lĩnh vực âm nhạc, hoặc Chekhov và Ibsen ở mảng văn chương... Giới triết gia cổ đại còn cho rằng việc chấp nhận sự bi quan là điều then chốt để sống một cuộc đời trọn vẹn hơn. Trong khi đó, các nhà tâm lý học hiện đại chuyên nghiên cứu cảm xúc và hành vi con người cũng tỏ ra đồng tình với các bậc tiền bối, rằng mọi trạng thái tâm lý xuất hiện ở người đều có vai trò nhất định: duy trì sự cảnh báo của con người trước những xoay chuyển phức tạp của thế giới bên ngoài.
Theo Giáo sư Forgas, trong những cung bậc cảm xúc đa dạng ở con người, tiêu cực nhiều hơn tích cực. Và những cảm giác như lo sợ, giận dữ, ô nhục hoặc ghê tởm được đánh giá là có ích, vì chúng giúp chúng ta nhận ra, tránh và vượt qua các mối đe dọa hoặc tình huống nguy hiểm. Vậy thì tâm trạng buồn bã, một trong những trạng thái tinh thần được điều trị nhiều nhất hiện nay, lại mang đến ích lợi như thế nào cho các cá nhân? Trong khi sự bi thương quá độ, như trầm cảm, là rối loạn tâm lý cần điều chỉnh, thì những cơn buồn nhẹ có thể đóng vai trò quan trọng và giúp con người thích nghi với môi trường sống xung quanh, theo Giáo sư Forgas. Chúng có thể phát ra tín hiệu xã hội, thu hút sự chú ý của người khác để đề nghị được giúp đỡ. Bi quan và hoài cổ dường như cũng cung cấp những thông tin hữu ích giúp dẫn dắt những kế hoạch và trở thành động lực của tương lai.
tin liên quan
Những cách giúp bạn tự phát hiện trầm cảmGần đây, trầm cảm đã trở nên là một bệnh phổ biến. Một số nguyên nhân phổ biến nhất đối với trầm cảm bao gồm áp lực công việc, sự mất cân bằng chất hóa học trong não, các mối quan hệ, chia tay, gia đình, lòng tự trọng thấp…
Bên cạnh đó, các cuộc thí nghiệm khoa học gần đây phát hiện tâm trạng xấu có thể giúp bản thân một người trở nên cảnh giác và tập trung hơn trong những tình huống khó khăn. Đó là lý do không nên chối bỏ những trạng thái tinh thần bi quan, mà hãy xem đây là cơ hội trải qua những khó khăn và thách thức phía trước.
Bình luận (0)