|
Theo sante.journaldesfemmes.com thì người ta thường nghĩ đến bánh mì, nui mì, khoai các loại khi nói đến tinh bột.
Do vậy, lúc muốn giảm cân người ta sẵn sàng loại bỏ tinh bột khỏi thực đơn, trong khi chính các glucid tổng hợp này cung cấp năng lượng cho cơ thể, mà cơ thể có thể sử dụng dần do hấp thụ chậm, rất cần thiết đối với sức khỏe và được khuyên nên đưa vào mỗi bữa ăn cùng với rau củ. Cả hai nhóm thực phẩm này có thể bổ sung lẫn nhau. Do làm no nhanh và lâu nên thực phẩm tinh bột có thể tránh cho chúng ta tình trạng thèm ăn vặt giữa các bữa ăn cũng như giảm các nguy cơ có liên quan đến tiểu đường dạng 2, bệnh tim mạch, ung thư tá tràng và béo phì.
Thực phẩm có tinh bột được chia thành 3 nhóm:
- Ngũ cốc: lúa mì, yến mạch, gạo, bắp.
- Các loại khoai củ: khoai tây, khoai lang...
- Đậu khô và tươi: đậu nành, đậu lăng, đậu đen, đậu petit pois...
Trong số đó thì ngũ cốc nguyên hạt chứa nhiều chất xơ trong khi các loại khoai là nguồn khoáng chất dồi dào như potassium, ma giê, sắt, phốt pho...
Bản thân thực phẩm có tinh bột không làm tăng cân, chỉ có cách chế biến mới gây ảnh hưởng đến trọng lượng cơ thể. Cho nên, trong khuôn khổ của chế độ ăn đa dạng và cân bằng, người ta khuyên nên dè chừng với kiểu chiên ngập dầu, sốt béo hoặc chất béo nêm thêm. Nên tận dụng rau gia vị, hạt gia vị, cà chua, rau củ sống và phô mai mềm.
Minh Quân
>> Đường từ tinh bột cũng có thể gây sâu răng
>> Nhu cầu sử dụng tinh bột ngày càng tăng
>> Người cao tuổi nên ăn ít tinh bột
Bình luận (0)