Sau phẫu thuật 1 tuần, bệnh nhân C. đã hồi phục hoàn toàn, các kết quả kiểm tra cho thấy tổn thương tại bàng quang đã lành tốt. Hiện giờ, anh C. đã có thể thực hiện các sinh hoạt bình thường.
Trước đó, sau khi dự tiệc về nhà, anh C. bị té xe máy. Thấy chỉ đau ê ẩm vùng hạ vị nên anh tiếp tục chạy về nhà. Hôm sau, anh C. cảm thấy đau nhiều hơn, tiểu ít, có máu ra ở miệng niệu đạo khiến anh lo lắng.
Anh C. được gia đình đưa đến bệnh viện tuyến huyện khám, sau đó chuyển lên Bệnh viện Bình Dân trong tình trạng đau bụng, bụng chướng căng, sốt cao… Kết quả siêu âm và CT scanner cho thấy phục mạc (màng bụng) anh C. có nhiều dịch, có vết rách bàng quang dài hơn 6 cm.
tin liên quan
Kiểm soát bàng quang hoạt động quá mứcTiểu đêm quá thường xuyên là một triệu chứng bất lợi, ảnh hưởng chất lượng giấc ngủ.
Sau gần 2 giờ phẫu thuật, các bác sĩ đã hút ra 3 lít dịch trong ổ bụng và làm sạch ổ bụng, cắt lọc mô, khâu lại vùng bàng quang bị rách, dẫn lưu nước tiểu cho bệnh nhân C.
Theo các bác sĩ, vỡ bàng quang trong màng bụng làm nước tiểu chảy vào khoang bụng, nếu không được chẩn đoán và can thiệp sớm, người bệnh sẽ bị kích thích phúc mạc gây đau bụng, nếu để lâu gây viêm phúc mạc, rối loạn điện giải và tử vong.
Vỡ bàng quang ở người lớn thường là do hậu quả của một va chạm với lực mạnh, tác động trực tiếp hoặc gián tiếp vào vùng hạ vị khi bàng quang đang căng đầy. Một thống kê của bệnh viện ghi nhận có tới hơn 70% các ca vỡ bàng quang trong phúc mạc có liên quan tới việc uống rượu bia.
tin liên quan
Vì sao bạn đi tiểu nhiều lần?Bàng quang chỉ có thể giữ 300-400 ml nước tiểu trước khi nó gửi tín hiệu tới não báo hiệu bạn cần đi vệ sinh.
Bình luận (0)