Một hội chứng hiếm gặp đã làm cho nhiều ngón tay của cậu bé Ấn Độ 12 tuổi trở thành khổng lồ.
Từ khi sinh ra, cậu bé Tarik (hiện 12 tuổi, ở Uttar Pradesh, Ấn Độ) đã có những ngón tay to lớn và càng ngày chúng càng khổng lồ.
Tờ The Sun vào giữa tháng 8.2017 đã đăng bài về cậu bé có ba ngón tay cái, trỏ và giữa trên mỗi bàn tay căng tròn như quả bóng. Trong khi đó, hai ngón còn lại trên mỗi bàn tay có kích cỡ bình thường. Chiều dài từ ngón tay trỏ đến ngón cái là 30,5 cm.
Không phải là chuyện trên phim ảnh, trong thực tế có nhiều người mắc những căn bệnh lạ đã được y khoa khám phá. Họ đang cố gắng để có cuộc sống bình thường, mong muốn được điều trị và được mọi người chấp nhận sự dị biệt.
Không được đi học vì ngón tay quá khổ
Theo Mail Online, những người dân ở làng cậu bé thường gọi cậu là “quỷ”. Họ tin rằng ngón tay to lớn của cậu bé là một tai ương và bị một lời nguyền. Cậu bé đã từng bị từ chối nhận vào học ở trường làng vì họ lo lắng trước những ngón tay to lớn của cậu bé.
Cháu muốn thoát khỏi tình trạng này. Cháu muốn giống như các bạn cùng trang lứa, được đi học mỗi ngày nhưng trường đã không nhận cháu. Cháu mong tay mình nhanh chóng trở lại bình thường
Cậu bé Tarik
Anh trai của Tarik, Hargyan, người đang chăm sóc cậu, cho biết: “Lãnh đạo nhà trường nói họ không thể nhận em trai tôi vì những ngón tay khổng lồ sẽ làm cho các trẻ khác sợ hãi”.
Hiện giờ, cậu bé Tarik làm việc ở một sạp bán trà.
Từ khi cha của Tarik qua đời, gia đình của cậu bé không thể có đủ tiền để cho cậu tiếp tục đi khám bác sĩ điều trị bệnh. Tuy nhiên, Tarik vẫn lạc quan và nghĩ rằng một ngày nào đó cậu sẽ được chữa khỏi.
Cậu bé nói với Mail Online rằng: “Cháu muốn thoát khỏi tình trạng này. Cháu muốn giống như các bạn cùng trang lứa, được đi học mỗi ngày nhưng trường đã không nhận cháu. Cháu mong tay mình nhanh chóng trở lại bình thường”.
Trước kia, cậu bé có vài người bạn nhưng bây giờ không còn ai cả. Nhiều người sợ những ngón tay khổng lồ của cậu!
“Nhiều người nghĩ tình trạng của cháu là do bị một lời nguyền. Họ không biết đó là một hội chứng hiếm và có thể được trị khỏi. Chỉ có điều gia đình cháu không có tiền để điều trị nhưng điều đó không có nghĩa là tình trạng của cháu không thể trị khỏi”, Tarik nghẹn ngào kể.
Khó khăn trong sinh hoạt và không có tiền điều trị
“Tay của Tarik thật sự to lớn. Tôi chưa bao giờ thấy bàn tay nào lớn như vậy trong cuộc đời tôi. Em tôi đang bị bế tắc trong cuộc sống và gặp khó khăn để làm được những việc đơn giản hằng ngày, thậm chí là mặc quần áo, tắm rửa và ăn uống”, anh Hargyan cho biết thêm.
Bé Emily Dover ở Úc mắc một căn bệnh lạ gọi là Addison. Bệnh khiến Emily dậy thì sớm khi mới lên 4 và nay khi đã lên 5, em bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu của mãn kinh.
Ba năm trước bé bỗng nhiên tăng cân vùn vụt từ 32 kg lên 49 kg. Cha mẹ
bèn cho đi bơi, học võ, đi bộ… để giảm cân, nhưng không thành công.
Tuy nhiên, bà Pushpa (dì của Tarik) luôn có một niềm tin một ngày nào đó tình trạng của cậu bé sẽ cải thiện. Bà Pushpa cho biết: “Cuộc sống của cậu bé hoàn toàn phụ thuộc vào chúng tôi. Nhưng tôi chắc cháu sẽ được điều trị. Khi cha cháu còn sống, ông đã dẫn cháu đến gặp các bác sĩ địa phương để điều trị. Nhưng giờ ông đã qua đời và cậu bé giờ chỉ còn mỗi mẹ”.
Anh Hargyan cho biết họ đã đưa cậu bé đi nhiều bệnh viện ở nơi họ sống để điều trị. Tuy nhiên, những bệnh viện này đều không có trang thiết bị hiện đại. Vì vậy không thể chẩn đoán được bệnh cho cậu bé. Còn đến bệnh viện tốt hơn thì họ lại không đủ tiền.
Trong một lần khám bệnh gần đây, bác sĩ Pawan Kumar Gandhi cho biết căn bệnh Tarik mắc phải thật sự rất lạ. Họ chưa gặp một bệnh nhân nào như vậy trước đây. Từ trước giờ, ông chỉ gặp một vài trường hợp tương tự là bệnh chân voi. Tình trạng của Tarik khá giống bệnh này.
“Cơ hội chữa khỏi tuy thấp nhưng không có gì là không thể. Trong thời đại khoa học phát triển, có rất nhiều nghiên cứu vì vậy không có gì không có thể”, bác sĩ Gandhi nói với The Sun.
Các bác sĩ Trung Quốc đã bị sốc khi hình ảnh siêu âm cho thấy đứa bé đã đạp mạnh đến mức làm rách tử cung của mẹ, khiến một chân bé đã đưa ra khỏi tử cung mẹ.
Bình luận (0)