Những tác nhân gây hại mắt

02/08/2013 03:25 GMT+7

Có một số thói quen, hoạt động hằng ngày của chúng ta có thể gây hại mắt mà nhiều khi ít ai để ý.

Hút thuốc lá: Gây nhiều tác hại cho sức khỏe, trong đó có tổn hại thị lực. Trong thuốc lá có thừa một hóa chất gây hại phần nhạy cảm của võng mạc, được gọi là hoàng điểm. Các tổn hại này đôi khi không thể đảo ngược, đặc biệt là khi các tế bào của hoàng điểm chết đi.

Căng mắt: Đôi khi chúng ta vô tình gây quá nhiều áp lực cho mắt khi xem ti vi, chơi trò chơi điện tử, đọc sách hoặc học hành trong nhiều giờ liên tục. Điều này khiến các cơ quanh mắt làm việc quá sức, dẫn đến tổn hại thị lực.

Những tác nhân gây hại mắt
Nên cải thiện các thói quen có thể gây tổn hại thị lực - Ảnh: Shutterstock

Các tia cực tím: Bạn thường được khuyên nên đeo kính râm khi đi ra ngoài. Đó là do tia cực tím từ mặt trời có thể gây hại mắt. Nó có thể làm bỏng giác mạc và gây hại thủy tinh thể cũng như võng mạc. Ngoài ra, nó làm tăng nguy cơ đục thủy tinh thể.

Huyết áp cao: Có thể gây hại nghiêm trọng cho mắt nếu không được điều trị. Nó làm tổn hại các mạch máu ở võng mạc, vùng phía sau mắt nơi hình ảnh hội tụ. Bệnh này được gọi là bệnh võng mạc do tăng huyết áp.

Tiểu đường: Nếu bị tiểu đường, bạn có nhiều nguy cơ mắc một số bệnh về mắt như tăng nhãn áp, bệnh lý võng mạc do tiểu đường, trong đó võng mạc bị hư hỏng nặng. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây mù và mờ mắt.

Uống quá nhiều rượu: Nạp chất cồn quá nhiều có thể gây giảm thị lực, phản ứng đồng tử chậm, đau nửa đầu thường xuyên, mắt đỏ...

Thiếu dưỡng chất: Ăn uống không đủ dinh dưỡng khiến cơ thể không nhận được các chất dinh dưỡng cần thiết cho mắt, từ đó bạn dễ mắc các bệnh về mắt. Việc thiếu hụt vitamin A dẫn đến mù lòa hoặc khó nhìn thấy vào ban đêm và khô mắt. Tương tự, hàm lượng vitamin B12 thấp có thể gây mờ mắt hoặc lòa mắt.

Sử dụng máy tính: Chúng ta ngồi hàng giờ trước màn hình máy tính mà nhiều khi không cho mắt nghỉ ngơi. Thậm chí làm việc quên cả chớp mắt. Điều này gây mỏi mắt, mắt bị kích ứng, nhạy cảm ánh sáng, bị lòa...

Nhất Linh

>> Mạch máu võng mạc phản ánh trí thông minh
>> FDA thông qua “võng mạc nhân tạo”
>> Trẻ sinh non dễ bị bệnh võng mạc
>> Trẻ sinh non và nguy cơ bệnh võng mạc
>> Bệnh lý võng mạc ở trẻ sinh non

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.