Loại gien này có thể chữa lành các tổn thưởng trên da do tác hại của ánh nắng mặt trời. Những người có tỷ lệ gien này thấp sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư da, theo Daily Mail.
Những người mang gien kháng tia UV có khả năng chịu đựng cao dưới ánh mặt trời
|
Cuộc thử nghiệm được diễn ra bằng cách phát một tia UV đến các tế bào mang gien kháng tia UV và các tế bào có mức độ kháng tia UV thấp hơn. Sau 24 giờ, các tế bào mang gien kháng tia UV đã sửa chữa đến 50% tế bào bị ảnh hưởng, trong khi những gien có tỷ lệ thấp hơn chỉ đạt mức 20%.
Chengyu Liang, tác giả thuộc nhóm nghiên cứu cho rằng những người mang gien kháng tia UV khi tắm biển hay tắm nắng có thể khắc phục tình trạng bỏng da do tia UV kịp thời. Nhưng những người có tỷ lệ ít hay không có gien này nếu đứng lâu dưới ánh mặt trời sẽ gia tăng nguy cơ ung thư da như phát triển khối u ác tính.
Phát hiện loại gien kháng tia UV đã có cách đây 20 năm nhưng trước đây các nhà khoa học chưa tìm được cách chúng hoạt động. Đến nay, họ đã tìm ra cách thức ức chế khối u của gien bằng cách sửa chữa những thiệt hại trên ADN. Khi một tế bào bị tổn thương do tia UV, protein trong cơ thể lập tức phát hiện và thực hiện hành động chữa trị ngay sau đó.
tin liên quan
Cách phòng tránh tác hại của tia cực tímCường độ ánh sáng mặt trời càng cao thì cường độ tia cực tím (tia UV) trong ánh sáng mặt trời cũng cao tương ứng. Bác sĩ khuyên người dân cần bảo vệ da, mắt khi ra ngoài trời, tránh tác hại của tia UV.
Yongfei Yang, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết nếu các gien kháng tia UV này mất đi, khả năng hồi phục sẽ suy giảm, và ảnh hưởng đến toàn bộ cấu trúc ADN. Trong tương lai, nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục thử nghiệm trên chuột nhằm giúp các nhà khoa học tìm hiểu về chức năng hoạt động của loại gien này, và hỗ trợ bào chế các loại thuốc kích thích gien điều trị bệnh ung thư da.
Bình luận (0)