… còn thuốc lá thế hệ mới không phải vô hại hoàn toàn, mà ít tác hại hơn. Nhận định này của WHO cũng tương đồng với một số tổ chức y tế công cộng và chính phủ các quốc gia, bao gồm Mỹ, Anh, Đức, Thuỵ Điển, New Zealand, Nhật Bản…
Khi người dùng sử dụng thuốc lá điếu, phản ứng đốt cháy diễn ra, nhiệt độ của nguyên liệu thuốc lá lên đến khoảng 600°C (hơn 800°C ở đầu cháy mỗi khi người hút thực hiện động tác rít hơi). Kết quả của quá trình này tạo ra khói thuốc và tàn thuốc, chứa tới 6.000 chất hóa học, bao gồm những chất độc và cực độc là nguyên nhân chính gây ra ung thư phổi, các bệnh lý tim mạch và khí phế thũng. Các chuyên gia nhận định, việc dừng hút thuốc điếu đốt cháy có thể giảm đến 90% tổng số ca mắc bệnh ung thư phổi do khói thuốc gây ra.
Khói và tàn của thuốc lá điếu chứa tới 6.000 chất hóa học
|
Thuốc lá thế hệ mới, được biết đến nhiều nhất là thuốc lá làm nóng (còn gọi là thuốc lá nung nóng), thuốc lá điện tử và thuốc lá ngậm snus, đều dựa trên nguyên lý loại bỏ phản ứng đốt cháy, nên không tạo khói và tàn. Chính vì thế, trên chuỗi nguy cơ, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới nằm ở vị trí có nguy cơ thấp hơn so với thuốc lá điếu đốt cháy.
Riêng thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng thường hay bị nhầm lẫn nhất. Thực chất hai sản phẩm này hoàn toàn khác nhau. Thứ nhất, thuốc lá làm nóng chứa nguyên liệu thuốc lá, còn thuốc lá điện tử không chứa nguyên liệu thuốc lá mà chỉ là thiết bị làm nóng dung dịch có hoặc không có chứa nicotin hóa lỏng, tạo ra sol khí (aerosol).
Thuốc lá điện tử có hai dạng là hệ thống đóng và hệ thống mở. Với thuốc lá làm nóng, người dùng phải sử dụng sản phẩm thuốc lá của nhà sản xuất chứ không thể tự ý thay đổi thành phần cấu tạo hay phối trộn bất kỳ thứ gì khác. Còn thuốc lá điện tử, rủi ro nằm ở hệ thống mở, người dùng có thể bổ sung, tùy biến các hợp chất theo ý muốn. Những ca tử vong liên quan đến thuốc lá điện tử trong thời gian qua hầu hết đều do người dùng tự ý bào chế hoặc sử dụng dung dịch không rõ nguồn gốc từ “chợ đen”.
Đối với thuốc lá làm nóng, tài liệu của WHO chỉ ra rằng, hàm lượng các chất độc hại được phân tích trong khí hơi thấp hơn ít nhất 62% và các hạt chất rắn thấp hơn 75% so với khói của thuốc lá điếu đốt cháy. Bên cạnh đó formaldehyd và acetaldehyd có trong dòng khí phụ thải ra môi trường của thuốc lá làm nóng ở mức thấp hơn từ 10 - 20 lần; hàm lượng của hạt phân tử rắn thấp hơn 4 lần và hàm lượng của acrolein thấp hơn khoảng 50 lần so với trong khói của thuốc lá điếu đốt cháy(1).
Tại Nhật, thuốc lá làm nóng được xem là sản phẩm thuốc lá và được Bộ Tài chính kiểm soát. Thừa nhận tính chất giảm thiểu tác hại của sản phẩm này, Nhật Bản thực hiện việc dán nhãn cảnh báo sức khỏe trên sản phẩm đến chính sách về thuế hay quy định sử dụng ngoài trời đối với thuốc lá làm nóng bớt khắt khe hơn nhiều so với thuốc lá điếu.
Dù xác định thuốc lá làm nóng giảm thiểu tác hại hơn so với thuốc lá điếu, WHO cũng đưa ra những cảnh báo sức khỏe đối với sản phẩm này. WHO xác định đây là sản phẩm thuốc lá nên cần chịu sự điều chỉnh của Công ước khung FCTC và tương ứng với phương thức kiểm soát tác hại thuốc lá của từng quốc gia.
WHO nhận định thuốc lá làm nóng cần chịu sự điều chỉnh của Công ước khung FCTC
|
Tại Việt Nam, ngày càng có nhiều ý kiến đồng thuận rằng cần đưa vào quản lý thuốc lá thế hệ mới, để ngăn chặn tình trạng buôn lậu các sản phẩm này, làm ảnh hưởng tới an ninh trật tự, ngân sách quốc gia, và nhất là đe dọa sức khỏe cộng đồng. Do vậy, việc xây dựng khung pháp lý dành cho các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới là cần thiết. Từ năm 2017 đến nay, Chính phủ cũng đã nhiều lần yêu cầu cần khẩn trương nghiên cứu biện pháp quản lý riêng phù hợp cho thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng.
Bình luận (0)