Vì sao bộ tộc 'người cá' Bajau lặn sâu đến 70 mét?

23/04/2018 13:37 GMT+7

Bộ tộc Bajau là một bộ tộc khá nổi tiếng, được biết đến là bộ tộc “người cá”, là bộ tộc du mục trên biển cuối cùng còn sót lại trên thế giới.

Họ sống du mục trên các hòn đảo ở Indonesia, Malaysia, và Philippines, theo Reuters.
Họ thường sống trên thuyền và mọi thứ họ ăn đều được đánh bắt dưới biển. Những người trong bộ tộc này có một khả năng lặn sâu và lâu dưới mặt biển mà không cần sự trợ giúp của bình dưỡng khí.
Họ lặn sâu dưới biển ở độ sâu hơn 70 mét, nhưng chỉ sử dụng một mặt nạ bằng gỗ để che mắt, để săn bắt cá, bạch tuộc, tôm cua và các loài động thực vật biển khác.
Một nghiên cứu mới của Đại học California (Mỹ) vừa mới phát hiện họ có một lá lách lớn có thể giúp giải thích được lí do tại sao họ có khả năng đặc biệt này.
Lá lách lớn lưu giữ được nhiều hồng cầu vận chuyển được hàm lượng lớn khí ô xy cho cơ thể, giúp những người lặn sâu dưới biển nín thở trong một khoảng thời gian dài.
Các nhà nghiên cứu này đã siêu âm 59 người trong bộ tộc Bajau để đo lá lách. Họ phát hiện lá lách của người trong bộ tộc Bajau to hơn 50% so với lá lách của những người Saluan sống gần biển nhưng không có khả năng lặn.
GS Rasmus Nielsen của Đại học California nói với Reuter lá lách to đã làm tăng lượng ô xy trong cơ thể lên khoảng 10%.
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng làm các xét nghiệm để xem xét có sự khác nhau nào về gien ở hai bộ tộc này không. Kết quả cho thấy có sự khác nhau: người trong bộ tộc Bajau có gien PDE10A có chức năng tạo nên sự thay đổi trong lượng hóoc môn tuyến giáp, làm cho lá lách lớn hơn.
Ngoài ra, ở bộ tộc Bajau, họ còn có một gien giúp thích nghi, làm thắt các mạch máu lại để giữ ô xy được cung cấp đến những cơ quan quan trọng trong cơ thể.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.