Suntory PepsiCo Việt Nam tiên phong hợp tác phát triển rừng, bảo tồn nước, trung hòa carbon

24/07/2024 08:00 GMT+7

Suntory PepsiCo Việt Nam và Bộ NN-PTNT vừa ký kết hợp tác công - tư phát triển rừng bền vững, hướng đến mục tiêu bảo tồn - tái tạo nguồn nước và trung hòa carbon. Với hợp tác này, Suntory PepsiCo là một trong những công ty đầu tiên ở Việt Nam ký kết hợp tác với ngành Lâm nghiệp trong lĩnh vực phát triển rừng.

Suntory PepsiCo Việt Nam tiên phong hợp tác phát triển rừng, bảo tồn nước, trung hòa carbon- Ảnh 1.

Ông Jahanzeb Khan chia sẻ về nỗ lực giải quyết những thách thức về môi trường, xã hội

Được biết Suntory PepsiCo đã triển khai thành công nhiều hoạt động phát triển bền vững tại Việt Nam. Những lĩnh vực trọng yếu trong chiến lược phát triển bền vững của công ty là gì, thưa ông?

Tổng giám đốc điều hành Suntory PepsiCo Việt Nam Jahanzeb Khan:

Được dẫn dắt bởi giá trị "Growing for Good - Phát triển vì những điều tốt đẹp", suốt 30 năm hoạt động tại Việt Nam, Suntory PepsiCo luôn nỗ lực mang tới những sản phẩm chất lượng cho người tiêu dùng, song hành thúc đẩy các sáng kiến phát triển bền vững nhằm đóng góp lại cho thiên nhiên, cộng đồng và xã hội..

Tầm nhìn của chúng tôi không chỉ dừng lại ở việc trở thành công ty nước giải khát dẫn đầu trên thị trường mà còn là đối tác tin cậy của chính phủ Việt Nam hiện thực hóa những mục tiêu phát triển bền vững.

Chiến lược phát triển bền vững của chúng tôi tập trung vào sáu lĩnh vực chính, hướng tới môi trường và con người. Đầu tiên, chúng tôi mong muốn tạo tác động tích cực với nguồn nước, giảm thiểu phát thải khí nhà kính trong sản xuất, nỗ lực phát triển những đổi mới sáng tạo về bao bì bền vững, hướng tới giảm thiểu rác thải nhựa và thúc đẩy kinh tế tuần hoàn. Chúng tôi chú trọng sự đa dạng, bình đẳng và dung hợp trong đội ngũ nhân viên của mình, cũng như làm phong phú thêm cuộc sống của cộng đồng, từ đó có thể đóng góp vào những nỗ lực của chính phủ trong việc thúc đẩy tăng trưởng toàn diện, bình đẳng về cơ hội cũng như các mục tiêu phát triển cộng đồng nói chung.

Suntory PepsiCo Việt Nam tiên phong hợp tác phát triển rừng, bảo tồn nước, trung hòa carbon- Ảnh 2.

Đại diện Bộ NN-PTNT và ông Jahanzeb Khan ký kết ghi nhớ hợp tác trong phát triển rừng bền vững

Việt Nam đang đối diện thách thức về nguồn nước cũng như biến đổi khí hậu, ông có thể chia sẻ về những chương trình mà công ty đang thực hiện để chung tay giải quyết vấn đề này?

Tại Việt Nam, tình trạng khan hiếm nước ngọt đang trở nên đáng lo ngại do các nguồn nước ngọt tự nhiên đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. 20% dân số đang sử dụng nguồn nước chưa qua kiểm nghiệm. Trong nhiều năm qua, các cánh rừng đầu nguồn đang dần biến mất. Mất rừng che phủ, đất không còn giữ được nước mưa, nguồn nước ngầm tự nhiên dưới đất trở nên cạn kiệt.

Chúng tôi luôn ý thức sâu sắc tầm quan trọng của nguồn nước và không ngừng tìm cách nhằm giải quyết thách thức về tài nguyên nước ở Việt Nam. Từ năm 2021, Suntory PepsiCo Việt Nam đã khởi xướng dự án trồng rừng để bảo tồn, tái tạo nguồn nước ngầm tại các khu vực rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ. Đến nay, chúng tôi đã trồng được hơn 191.000 cây xanh, bao phủ hơn 159 ha rừng đầu nguồn, tại 5 tỉnh chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nghiêm trọng là Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Đắk Lắk, và Đắk Nông.

Hưởng ứng lời kêu gọi hành động giảm nhẹ tác động biến đổi khí hậu của Chính phủ, chúng tôi cam kết nỗ lực giảm thiểu phát thải khí nhà kính trong sản xuất. Tất cả nhà máy của Suntory PepsiCo Việt Nam hiện nay đã chuyển từ sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng tái tạo, sử dụng nhiên liệu sinh khối để giảm lượng khí thải carbon. Đặc biệt, nhà máy mới nhất của chúng tôi tại Long An, dự kiến sẽ vận hành hoàn toàn bằng năng lượng tái tạo (năng lượng mặt trời và nhiên liệu sinh khối).

Thưa ông, hợp tác công - tư với Bộ NN-PTNT vừa được ký kết ngày 11.7 có ý nghĩa như thế nào?

Những thách thức về phát triển bền vững quá lớn để có thể giải quyết bởi một khu vực hay một tổ chức đơn lẻ nào, mà cần sự chung tay hợp tác của các khu vực công lẫn tư. Xuất phát từ tầm nhìn chung về phát triển bền vững, đem lại tác động tích cực cho môi trường và cộng đồng, Suntory PepsiCo Việt Nam đã trở thành một trong những công ty đầu tiên hợp tác công - tư cùng Bộ NN-PTNT trong lĩnh vực phát triển rừng bền vững hướng đến bảo tồn nguồn nước và trung hòa carbon.

Hợp tác này đã nâng tầm chương trình trồng rừng khởi xướng từ năm 2021 lên một tầm cao mới. Chương trình hướng đến bảo tồn, tái tạo nguồn nước ngầm, với mong muốn đến năm 2050, công ty sẽ tái tạo và bồi hoàn lại cho thiên nhiên hơn 100% lượng nước sử dụng trong quá trình sản xuất tại tất cả các nhà máy của mình.

Suntory PepsiCo Việt Nam tiên phong hợp tác phát triển rừng, bảo tồn nước, trung hòa carbon- Ảnh 3.

Chương trình "Mizuiku - Em yêu nước sạch" giúp nâng cao nhận thức của học sinh tiểu học về bảo vệ, tiết kiệm nguồn nước

Bên cạnh tác động tích cực cho nguồn nước, chúng tôi cũng kỳ vọng việc trồng mới rừng sẽ giúp trung hòa lượng carbon, làm giảm tác động biến đổi khí hậu, đồng hành cùng chính phủ hướng đến mục tiêu phát thải khí nhà kính bằng 0 vào năm 2050 của Việt Nam tại COP26. Không chỉ góp phần phục hồi hệ sinh thái, bảo vệ thiên nhiên, chương trình dự kiến đến năm 2050 sẽ tạo sinh kế, công ăn việc làm cho 500 người dân quanh vùng trồng.

Xin ông cho biết các nội dung hợp tác và kết quả dự kiến?

Trong khuôn khổ hợp tác sẽ bao gồm hoạt động chính là trồng rừng gỗ lớn, trồng cây bản địa kết hợp với dược liệu, gắn với cải thiện sinh kế người dân. Dự kiến trồng mới và làm giàu cho gần 250 ha rừng tại khu vực rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ trên khắp cả nước.

Bên cạnh việc làm giàu rừng, chúng tôi mong muốn nuôi dưỡng nhận thức về phát triển rừng bền vững hướng tới bảo tồn nguồn nước và bảo vệ môi trường của người dân ở mọi lứa tuổi. Với sự hợp tác với Bộ NN-PTNT, chúng tôi mong muốn mở rộng các chuyến trải nghiệm rừng của chương trình Mizuiku - thành Học kỳ Mizuiku, để trân trọng và phát triển nhiều giá trị của rừng, bao gồm giá trị sinh thái, giáo dục và môi trường.

Xin cảm ơn ông!


Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.