Supercell, công ty game được Tencent mua lại với giá 8,6 tỉ USD là ai ?

23/06/2016 08:00 GMT+7

Sau khi mua lại Supercell, Tencent trở thành công ty game (PC và di động) lớn nhất thế giới với 13% doanh thu của ngành game trên toàn thế giới trong năm 2016.

Vào chiều hôm qua (21/06/2016), Tencent đã gây chấn động trên toàn thế giới khi bỏ ra 8,6 tỉ USD (gần 200 ngàn tỉ đồng) để sở hữu 84,3% cổ phần của Supercell, công ty phát triển game mobile hàng đầu thế giới đến từ Phần Lan. Sau khi mua lại Supercell, Tencent trở thành công ty game (PC và di động) lớn nhất thế giới với 12% doanh thu của ngành game trên toàn thế giới trong năm 2015.

Tất tần tật về Supercell, công ty game mới được Tencent mua lại với giá 8,6 tỉ USD

Nhà đồng sáng lập và CEO của Supercell, IIkka Paananen (phải) và Martin Lau, chủ tịch của Tencent, khoác vai nhau trong cuộc họp báo tại trụ sở Helsinki, Phần Lan vào ngày 21.6.2016.

Supercell là công ty phát triển game mobile được thành lập vào tháng 6.2010 tại Helsinki, Phần Lan. Sản phẩm đầu tay của công ty này là Gunshine được ra mắt vào năm 2011 và đóng cửa vào ngày 30.10.2012. Sau đó, Supercell chuyển hướng sang phát triển mobile với Pets vs OrcsBattle Buddies. Tuy nhiên, hai sản phẩm này đã không thành công và đã đóng cửa sau khi tiến hành thử nghiệm.

Sản phẩm game di động đầu tay không thành công, cũng không thể làm nản chí những nhà phát triển game Phần Lan.

Sau thất bại của Pets vs OrcsBattle Buddies, Supercell đã tung ra ba "bom tấn" làm chấn động làng game thế giới với Hay Day, Clash of ClansBoom Beach. Trước khi "bom tấn" Clash Royale ra mắt vào tháng 3.2016, Supercell từng thử nghiệm hai game mobile Spooky PopSmash Land vào các năm 2014 và 2015 nhưng không thành công và ngừng phát triển.

Hai nhà sáng lập và đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm

Trước khi thành lập Supercell, hai nhà sáng lập của công ty này, Mikko Kodisoja và Ilkka Paananen từng làm việc tại công ty phát triển game mobile Sumea. Kodisoja sáng lập ra Sumea vào năm 1999, sau đó Paananen được tuyển vào vị trí CEO (Giám đốc Điều hành) vào năm 2000. Vào năm 2003, Sumea có lợi nhuận là 1,2 triệu EURO (khoảng 30 tỷ đồng).

Tất tần tật về Supercell, công ty game mới được Tencent mua lại với giá 8,6 tỉ USD

Một năm sau, Sumea được công ty Digital Chocolate từ Mỹ mua lại và Paananen được chỉ định làm Giám đốc khu vực Châu Âu. Sau khi bị Digital Chocolate mua lại, văn hóa của Sumea đã không còn được như ban đầu, chính vì vậy Kodisoja quyết định rời khỏi công ty vào năm 2010. Sau đó ít lâu, Paananen cũng rời Sumea.

Sau khi nghỉ việc tại Sumea, Paananen đã chuyển sang làm việc tại công ty tài chính Lifeline Ventures. Tuy nhiên, Paananen vẫn muốn thành lập một doanh nghiệp của riêng mình, chính vì vậy, anh đã lên kế hoạch thành lập một công ty mà nhóm điều hành không làm phiền tới nhóm phát triển. Paananen, Kodisoja, Petri Styrman, Lassi Leppinen, Visa Forstén và Niko Derome đã cùng nhau thành lập nên Supercell vào năm 2010.

Sau khi thu hút được 750.000 euro từ quỹ đầu tư, Supercell hoàn thành trò chơi đầu tay trong năm 2010 với tên gọi Gunshine với hai nền tảng web (ứng dụng Facebook) và di động. Sau khi Gunshine hoàn thành, Accel Partners đầu tư 8 triệu euro vào Supercell vào tháng 5.2011 và Kevin Comolli trở thành thành viên của ban giám đốc Supercell. Accel Partners cũng là quỹ đầu tư vào Rovio Entertainment và nhiều công ty phát triển game trên toàn Châu Âu.

Chú trọng chất lượng thay vì số lượng

Mô hình kinh doanh của các game mobile từ Supercell là miễn phí giờ chơi (free to play) và thu lợi thông qua việc bán các vật phẩm trong trò chơi. Supercell đã ngừng 14 dự án phát triển game mobile vì các game mobile không đủ tiềm năng để thành công.

Tất tần tật về Supercell, công ty game mới được Tencent mua lại với giá 8,6 tỉ USD

Supercell chia đội ngũ phát triển game thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm tự phát triển các game mobile của riêng mình. Sau khi một trò chơi đưa ra thử nghiệm, nếu trò chơi này được đón nhận tích cực thì Supercell sẽ tiếp tục phát triển và ra mắt chính thức. Nếu trò chơi không thu hút thì sẽ bị hủy bỏ. Bên cạnh yếu tố người chơi, việc hủy bỏ một dự án game trong Supercell còn được quyết định bởi chính nhóm phát triển game thực hiện dự án đó.

Trong năm 2015, Supercell có 180 nhân viên, đây là một con số rất nhỏ nếu so sánh với doanh thu của công ty này cũng như đối thủ King với 1.400 nhân viên. Trong Supercell, không có quản lý trung gian, các nhóm phát triển được phát triển một cách độc lập và tự do. Tuy nhiên, giám đốc điều hành các nhóm phát triển có trách nhiệm rất lớn đối với kết quả công việc của cả nhóm.

Mô hình kinh doanh

Tính đến tháng 3.2012, doanh thu của Supercell từ App Store đã lớn hơn bất kỳ công ty phát triển game nào trên toàn thế giới. Từ năm 2013 đến năm 2015, doanh thu của Supercell đã tăng trưởng một cách chóng mặt lên 1,5 tỉ euro. Năm 2014, Supercell trở thành một trong 50 công ty lớn nhất Phần Lan.

Tất tần tật về Supercell, công ty game mới được Tencent mua lại với giá 8,6 tỉ USD

Năm 2015, doanh thu của Supercell tăng trưởng 36%, lợi nhuận tăng trưởng 60% và nộp rất nhiều tiền thuế cho Phần Lan. Trong năm 2013, Supercell và các thành viên sáng lập đã nộp 260 triệu euro tiền thuế thu nhập cá nhân và doanh nghiệp, chiếm 0,6% tiền thuế của Phần Lan. Tiền thuế mà Supercell nộp cho chính phủ Phần Lan trong năm 2014 và 2015 lần lượt là 150 triệu euro và 176 triệu euro.

Các trò chơi đã ra mắt

Gunshine (sau này đổi tên thành Zombies Online): Trò chơi đầu tiên của Supercell và là trò chơi không dành riêng cho nền tảng di động. Gunshine là một webgame, được ra mắt vào năm 2011 sau đó đóng cửa vào ngày 30.10.2012.

Pets vs Orcs: Pets vs Orcs là game mobile đầu tiên của Supercell được trình làng vào năm 2012, do lượng người chơi quá ít nên Supercell ngừng phát triển Pets vs Orcs.

Tất tần tật về Supercell, công ty game mới được Tencent mua lại với giá 8,6 tỉ USD

Battle Buddies: Battle Buddies là game mobile thứ hai của Supercell, trò chơi này được thử nghiệm hạn chế tại một số quốc gia vào trong năm 2012 nhưng sau đó đã bị ngừng phát triển. Mặc dù nhận được đánh giá tích cực từ cộng đồng nhưng Battle Buddies bị ngừng phát triển do mô hình thu phí không hiệu quả.

Hay Day: Hay Day được ra mắt trên nền tảng iOS vào ngày 21.06.2012 và ra mắt phiên bản Android trong năm 2013.

Clash of Clans: Clash of Clans được trình làng vào ngày 02.08.2012 trên nền tảng iOS và 7.10.2013 trên nền tảng Android. Sau khi ra mắt, Clash of Clans đã nhận được đánh giá tích cực từ cộng đồng và là một trong những trò chơi có doanh thu cao nhất trên App Store và Google Play trong thời gian dài.

[mecloud]r9YftPfyIB[/mecloud]

Boom Beach: Boom Beach được trình làng vào ngày 26.3.2014 và hỗ trợ hai nền tảng di động phổ biến nhất thế giới là Android và iOS.

Spooky Pop: Spooky Pop được tiến hành thử nghiệm tại Canada vào tháng 12.2014 và ngừng hoạt động vào năm 2015.

Smash Land: Smash Land được tiến hành thử nghiệm tại Canada và Úc vào ngày 1.4.2015. Sau một thời gian thử nghiệm, Supercell ra thông báo ngừng phát triển Smash Land vào ngày 1.7.2015.

Clash Royale: Clash Royale được tiến hành thử nghiệm vào ngày 4.1.2016 trên nền tảng iOS và mở rộng thử nghiệm sang nền tảng Android vào ngày 16.2.2016 tại Canada, Hồng Kông, Úc, Thụy Điển, Na Uy, Đan Mạch, Iceland, Phần Lan và Newzealand. Ngày 3.3.2016, Supercell công bố phát hành Clash Royale trên toàn cầu vào trò chơi này đã nhanh chóng tạo nên "cơn sốt" trên toàn thế giới.

[mecloud]Xk1lrjU0tK[/mecloud]

Doanh thu game lớn nhất thế giới

Theo báo cáo thị trường của Newzoo, doanh thu của Tencent và Supercell trong năm 2015 là 11,1 tỉ USD, chiếm 12% thị phần ngành game thế giới. Dự kiến, Tencent sẽ chiếm tới 13% doanh thu của ngành game trên toàn thế giới trong năm 2016.

Tất tần tật về Supercell, công ty game mới được Tencent mua lại với giá 8,6 tỉ USD

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.