Suy nghĩ sai lầm về thế hệ 'Y'

30/09/2017 18:56 GMT+7

Thế hệ Y (Millennials), những người sinh ra trong giai đoạn từ 1981 - 1997, thế hệ đầu tiên lớn lên cùng với sự phát triển của truyền thông đa phương tiện, thường bị đánh giá là “làm biếng” và hưởng thụ...

Tại Việt Nam, thế hệ Y chiếm đến 35% dân số nên được xem như là lực lượng nòng cốt cho lực lượng lao động tương lai và một phần của lực lượng lao động hiện tại. Thế hệ này sử dụng các phương tiện truyền thông đa phương tiện để kết nối với nhau nên dĩ nhiên ảnh hưởng rất nhiều đến tính cách hay cách hành xử trước mọi vấn đề.
Một nghiên cứu mới của nhóm hợp tác nghiên cứu 747 Insights cùng với tổ chức Collaborata kết luận: “Được cộng tác với những người thuộc thế hệ này chính là ước mơ của không ít nhà tuyển dụng”.
Michael Wood, trưởng nhóm 747 Insights, cho biết: "Lâu nay, mọi người vẫn thường cho rằng thế hệ Y phần lớn sinh ra trong một xã hội đã có sự ổn định về mặt kinh tế. Họ được cha mẹ chu cấp đầy đủ nên chỉ biết học và hưởng thụ; sử dụng những phát minh khoa học tiên tiến nhất một cách dễ dàng nên trở thành những người khá thụ động”.
Các nhà nghiên cứu đã khảo sát trên 4.000 người Mỹ từ khi họ còn tuổi teen đến khi 70 tuổi để tìm hiểu cảm nghĩ của họ về mọi thứ từ việc làm đến tình bạn và cả những cảm xúc, suy nghĩ của họ trước những biến chuyển thời cuộc.
Millennials được định nghĩa là những người sinh trong khoảng thời gian từ 1981-1997, có nghĩa là họ đang ở độ tuổi 20-36. Các nhà nghiên cứu đã có những cái nhìn đa chiều hơn về thế hệ này: "Họ thực sự quan tâm đến tính hiệu quả của công việc, kết quả là thứ họ đáng gái cao hơn mức lương tiền nhận được”.
Điều này mang đến những suy nghĩ tích cực rằng đây là một thế hệ thực sự đáng được tin cậy, đáng được trao quyền để họ nắm giữ vận mệnh tương lai của đất nước hơn là những định kiến lâu nay "chỉ là những kẻ thụ hưởng và ỷ lại".
Những người trả lời từ nhóm tuổi này cũng rất đồng ý với câu nói: "Nếu tôi làm việc chăm chỉ, tôi có thể có bất cứ thứ gì tôi muốn" và "Tôi chăm chỉ làm việc và tích cực hưởng thụ" - điều này có lẽ không đáng ngạc nhiên.
Trong khi đó, một nghiên cứu trước đây cho rằng thế hệ này thường biếng lười, không làm việc chăm chỉ, không muốn làm thêm giờ và sẵn sàng bỏ việc khi đã có một số tiền vừa đủ.
Tuy nhiên thực tế giờ đây lại khác. Những người thế hệ trẻ hôm nay đã tích cực hơn trong việc khẳng định mình chính là tầng lớp kế thừa với đủ năng lực chuyên môn - làm được và chơi cũng hết mình. 
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.