Ông nội Friedrich Trump của Tổng thống tân cử Donald Trump đã qua đời từ năm 1918. Lúc sinh thời, ông từng tìm mọi cách để được sinh sống ở Đức theo yêu cầu của vợ, không ngại cả việc viết một cái đơn được cho là “khúm núm hết chỗ nói” cho chính quyền địa phương ở Đức để xin ở lại.
Ông Friedrich Trump sinh ra ở Đức nhưng di cư đến Mỹ vào năm 1885. Ông đã không tuân thủ các quy trình pháp lý theo quy định và cũng không đi lính trước khi rời Đức. Ở Mỹ, ông Friedrich Trump đã phất lên rất nhanh nhờ hành nghề thăm dò quặng, sau đó mở một nhà hàng và cuối cùng là một nhà thổ nhộn nhịp. Tiền ào ạt chảy vào túi ông.
tin liên quan
Cần tuyển 4.000 người làm việc cho ông Donald TrumpChính quyền mới toanh của Tổng thống Mỹ tân cử Donald Trump có thể phải tuyển dụng một đội quân đồ sộ đến 4.000 người để giúp vị chỉ huy chưa có kinh nghiệm vận hành bộ máy “khủng” từ trong Nhà Trắng.
Đến năm 1901, ông Friedrich Trump quay lại nước Đức, yêu một cô gái trẻ gốc Palestine tên Elisabeth rồi cưới cô này làm vợ. Người vợ chỉ muốn ở hẳn tại Đức và ông chồng đã tìm mọi cách đáp ứng yêu cầu nhưng thất bại.
Gần đây một nhà sử học tên Roland Paul đã tìm thấy tài liệu liên quan trong kho tư liệu cũ. Báo The Bild của Đức ngày 21.11 đưa tin rằng tài liệu trên chính xác là lá thư do chính quyền Dürkheim viết cho thị trưởng Kallstadt, trong đó có đoạn như sau: “Công dân Mỹ và người đã về hưu Friedrich Trump, đang cư trú ở Kallstadt, được lệnh phải rời khỏi Bavaria hạn chót vào ngày 1.5, nếu không sẽ bị trục xuất”. Lá thư được viết vào ngày 27.2.1905.
|
Như vậy có nghĩa từ trước đó gia đình Friedrich Trump đã gặp rắc rối trong việc ở lại Đức.
Tới ngày 6.6.1905, ông Friedrich Trump đã viết một lá thư "thống thiết" gửi đến hoàng thân nhiếp chính Bavaria, ông Luitpold để xin được ở lại. Ông Friedrich Trump đã “nịnh” nhà lãnh đạo này là người “được kính mến, cao quý, khôn ngoan, là nhà trị vì chân chính”.
Nhưng bao nhiêu đó cũng chẳng thể làm ông Luitpold mảy may xao động. Ông Luitpold từ chối thẳng thừng đề nghị mà ông gọi là “khúm núm hết chỗ nói”. Nay nhà sử học Roland Paul giải thích rằng chính việc không tuân thủ qui trình pháp lý khi rời Đức và không đi quân dịch trước kia là lý do ngăn cản việc gia đình Friedrich Trump được ở lại Đức. Và nếu không có câu chuyện đó thì cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2016 đầy bất ngờ ở nước Mỹ có thể đã không bất ngờ.
Vào ngày 1.7.1905, gia đình Trump cuối cùng đã phải rời khỏi Đức. Họ lên tàu từ Hamburg để đến New York. Lúc đó người vợ Elisabeth Trump đang mang thai. Ba tháng sau, cha của ông Donald Trump đã cất tiếng khóc chào đời tại New York.
Từ các bằng chứng trên cũng có thể thấy ông bà nội của Tổng thống tân cử Trump có thể đã ở lại nước Đức quá hạn và bất hợp pháp. Ông bà được chính quyền yêu cầu phải rời khỏi Đức hạn chót vào 1.5.1905 nhưng đến ngày 1.7 năm đó, họ mới thực hiện theo lệnh.
Bình luận (0)