Nguyễn Huy Thiệp nói “nhà văn Việt Nam thiếu nhất là tiết tháo” nhưng gần đây thấy sĩ khí của nhà văn có vẻ cũng nâng cấp đấy chứ, không phải biểu hiện ở các kỳ đại hội, hội thảo?
Tôi không quan tâm đến số đông, tôi cần những cái tên cụ thể. Vì thế tôi không thể nói nhà văn Việt Nam thiếu tiết tháo là đúng hay không đúng.
Tôi tin rằng phần lớn những nhà văn “thiếu tiết tháo” như anh Thiệp nói, đó là vì họ không có số phải tiết tháo - cũng như lịch sử từng cho thấy một sự nghiệt ngã là số đông sẽ mất hút, chỉ còn lại phần nhỏ thôi- nhưng thể nào cũng còn người “có tiết tháo”. Và cầm chắc họ thuộc về số ít. Cái gì quý mà chả ít.
Vậy anh nghĩ mình có số tiết tháo không? Tôi cứ tưởng đã là nhà văn, những con người có tầm tiên tri thấu thị, những người - nói như Nguyễn Minh Châu “ông trời sinh ra tôi để kêu thét lên nỗi thống khổ của con người” thì đương nhiên phải trang bị cho mình tiết tháo. Nguyễn Huy Thiệp bảo “mỗi nền văn học phải có những Khuất Nguyên”.
|
Tôi có nói điều gì về mình, tiết tháo hay không, thì mọi người cũng không tin. Đơn giản vì tôi đang sống, ngày ngày vẫn làm những điều chả lấy gì làm cao sang lắm như giấu tiền ăn bớt của vợ, uống bia ừng ực, tán gái như ranh, công khai mặc cả nhuận bút viết báo, mua được món hàng rẻ thì cũng sung sướng một cách đáng ghét…
Danh hiệu thực sự dành cho một con người chỉ đến sau khi họ chết. Đừng mong cho tôi chết sớm nhé. Vì tôi ham thích sống lắm.
Có lẽ chị cũng không chờ nổi đến ngày tôi chết đâu, rồi còn chờ tiếp vài chục năm sau để đủ thời gian kết luận xem tôi chính xác là ai, chứng thực xem tôi nói đúng hay sai (nếu hôm nay tôi nói gì đó).
Nguyễn Minh Châu nói rất đúng với trường hợp “những người có tầm tiên tri, thấu thị”- như chị tưởng. Nhưng chị đang tưởng bở đấy. Số đó ít đến nỗi anh Thiệp cũng chỉ kể ra được có Khuất Nguyên. Số đó đương nhiên là có nhiều hơn cả sự tiết tháo. Tiết tháo chỉ là một phẩm chất.
Danh hiệu thực sự dành cho một con người chỉ đến sau khi họ chết. Đừng mong cho tôi chết sớm nhé. Vì tôi ham thích sống lắm. Có lẽ chị cũng không chờ nổi đến ngày tôi chết đâu, rồi còn chờ tiếp vài chục năm sau để đủ thời gian kết luận xem tôi chính xác là ai, chứng thực xem tôi nói đúng hay sai (nếu hôm nay tôi nói gì đó).
Vì sao anh nói xét về hiện tượng thì chúng ta phải là một dân tộc giàu trí tưởng tượng mới đúng?
Vì, căn cứ vào điều kiện tồn tại khắc nghiệt, dễ bị ăn sống nuốt tươi bởi kẻ mạnh gấp nhiều lần thì, nếu thiếu trí tưởng tượng chúng ta đã thành một bộ phận của dân tộc khác rồi.
Chính vì giàu trí tưởng tượng mà cha ông ta khổ sở vậy, chinh chiến liên miên vậy mà vẫn nghĩ được nhiều thứ đến thế: Thơ ca, đền đài, nghệ thuật chiến tranh, nghệ thuật ngoại giao, nghệ thuật mở nước để có cái lưỡi gươm làm nản lòng kẻ thù như bây giờ… Chỉ thuần túy trí tuệ thôi sẽ chẳng có những thứ ấy. Trí tưởng tượng là thứ quan trọng nhất để làm nên bản sắc không thể trộn lẫn của một dân tộc.
Anh viết về một con ngỗng, đàn ngỗng cũng hết sức tỉ mỉ sâu sắc (“Bạn thuở thiếu thời”, trong tập Tự truyện Tạ Duy Anh). Hoàng Ngọc Hiến (thập kỉ 90) từng xưng tụng anh là người tạo ra “nền văn học Bước qua lời nguyền”. Nguyễn Hoàng Sơn nhận định anh “một bước đến văn đàn” nhờ truyện Bước qua lời nguyền. Nhưng Lê Minh Khuê bà chị thân thiết của anh lại nói “nhà văn chẳng làm được gì đâu, chẳng thay đổi được gì”. Anh thấy mình bất lực hay ngược lại sau hai chục năm ngụ ở văn đàn?
Cảm ơn chị có lời khen. Thầy Hiến nói thế là ý thầy chứ không phải ý tôi. Tôi làm gì có cái sứ mệnh to tát ấy. Cứ khi nào tôi thấy bất lực nhất thì thể nào tôi cũng tìm ra điều gì đó đáng để lạc quan, vì nó kích thích lòng tự trọng của người không chịu đầu hàng.
Bất lực đôi khi là cảm giác nên có ở mỗi người, nhất là những người hay ưu tư. Tôi từng nói, thất bại dễ tĩnh tâm hơn thành công. Không ai nghĩ được điều gì sâu sắc khi tâm hồn cứ phơi phới. Nhưng nếu không thỉnh thoảng phơi phới thì chỉ có ở với... ma.
Muốn làm gì thì phải sống đã, mà sống tức là sống với mọi người. Những người không làm được gì sẽ không bao giờ đủ can đảm để nói hắt đi như bà chị Lê Minh Khuê đâu.
Theo Vi Khanh / Tiền Phong
>> Chưa nhận được văn bản từ chối của 2 nhà văn
>> Cảm hứng của nhà văn
>> 55 năm Hội Nhà văn VN
>> Nhà văn Lê Minh Khuê và "ngày tận thế
Bình luận (0)