Cần lưu ý là dùng quá liều lượng thuốc do khách quan hay chủ quan đều được gọi là ngộ độc thuốc, không thuộc nhóm ADRs.
Có nhiều từ khác nhau được dùng với ý nghĩa gần tương đương như: tác dụng phụ (side effect), tác dụng không mong muốn (unwanted, unpleasant, undesirable) hay tác dụng có hại (harmful, noxious); nhưng hiện nay WHO khuyến cáo nên thống nhất dùng từ tác dụng ngược (adverse drug reactions, ADRs), vì từ này chính xác hơn cả về y tế lẫn học thuật. |
Theo nguyên nhân, ADRs được chia hai type:
1) ADRs type A: rất hay xảy ra, chiếm 80-90% tổng số. Có thể dự đoán được do có liên quan đến tác dụng dược lý của thuốc. Ví dụ: heparin có tác dụng chống đông máu có thể gây ra xuất huyết, thuốc chống dị ứng có thể gây buồn ngủ...
2) ADRs type B: xảy ra hiếm hơn, chỉ chiếm 10-20% tổng số. Thường không thể dự đoán được do sự "bất tương hợp" hay đặc thù riêng, không liên quan tác dụng dược lý của thuốc. Ví dụ điển hình là dị ứng thuốc - một loại thuốc dùng hoàn toàn bình thường với người này nhưng có thể không tương hợp, thậm chí có thể gây sốc phản vệ nguy hiểm với người khác.
Nếu căn cứ theo mức độ nặng nhẹ, ADRs lại được chia thêm bốn type là C, D, E và F.
Ở u Mỹ, dù một loại thuốc phải qua nhiều kiểm tra gắt gao mới được cho phép lưu hành, nhưng khi ra thị trường các viện bào chế vẫn luôn có sự theo dõi sát sao các ADRs, còn gọi là thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 4, để điều chỉnh kịp thời tránh nguy hại cho bệnh nhân. Cuối thế kỷ trước một loại thuốc giảm đau sử dụng lâu năm, khá rộng rãi là glafenin bị cấm sử dụng; gần đây thuốc trị tiểu đường rosiglitazone, thuốc giảm đau rofecoxib bị rút phép lưu hành.
TS.BS Trần Bá Thoại
(Bệnh viện Ðà Nẵng) / Tuổi Trẻ
Bình luận (0)