Chọn cho mình phong cách 2D cực nhắng, tạo hình đơn giản nhưng dễ gây ấn tượng mạnh, Tactile War giúp các fan chiến thuật hoàn toàn được thỏa đam mê "xài não" với cách chơi cực nhí nhố của mình.
Làm chủ thế trận
Đối với các game chiến thuật, đội hình là một điều không thể thiếu, cũng như đó là sự hấp dẫn ở thể loại game này. Nhưng rất hiếm khi phần đội hình lại được đề cao, dễ thấy nhất đó là ở các phiên bản game Trung Quốc, người chơi bị giới hạn hoàn toàn trong phạn vi 9 ô vuông, đôi khi còn không được can thiệp vào vị trí đứng. Điều này cũng không quá xa lạ với các game nước ngoài, khi họ thậm chí còn không để người chơi tự dàn trận, ví dụ điển hình là Dungeon Boss hay Guardian. Nhưng may mắn thay, không những khắc phục được điểm yếu chết người trên, Tactile War lại còn lấy đó làm "mũi nhọn" cho game của mình.
Cho phép người chơi được sắp xếp, điều khiển đội hình một cách nhanh chóng trong suốt trận đấu, Tactile War thậm chí còn tạo ra sự bất ngờ từ cách dàn trận có một không hai và dễ làm cho quân địch lúng túng. Nhưng ngoài khâu đánh đấm ra, game còn bắt buộc người chơi phải chọn một màu sắc làm màu chủ đạo, không khác mấy như việc chọn bang hội, thêm vào đó, các người chơi cùng màu không thể tấn công lẫn nhau, và cũng không thể... liên lạc với nhau nốt.
Do đó, đôi khi game thủ sẽ cảm thấy hơi "cô đơn" trong thế giới súng sơn Tactile War, khi khó có thể kết nối cũng như liên lạc với các người chơi trên toàn thế giới. Tuy nhiên, sự cô đơn đó chắc chắn cũng không tồn tại lâu khi game thủ còn một trang dài danh sách những việc cần làm để bảo vệ cho căn cứ quân sự, cũng như tăng độ "chiến" cho đội quân mỏng manh của mình.
Với hàng chục các sự lựa chọn nâng cấp khác nhau cho từng thiết bị, từng toán quân hỗ trợ, từng chiếc xe tăng,...Tactile War mang lại cảm giác không khác gì một trận chiến thật sự. Cho phép người chơi được phép tự do tạo đội hình, nhưng yếu tố bất ngờ của game lại đến từ những món quân trang đắt giá, từng nhóm phục kích có thể nhảy xổ ra bất kì lúc nào, những trái bom chắn hết đường đi, và nguy hiểm hơn là cả một khẩu đại bác nằm án ngữ tại vị trí trrọng điểm. Nhưng trên hết, điều khiến game trở nên công bằng nhất, là số lượng quân được phép đổ bộ khi tiến công, và cũng như số lượng quân đặc biệt được phép mang theo khi trận chiến bắt đầu.
9 người lính được xếp thẳng thành ô vuông, không hơn, không kém, bước dần vào tử địa của địch. Luôn luôn có 2 cho đến vài đợt phục kích nhỏ lẻ trên đường đi, đáng sợ nhất vẫn là những vòi phun bất chợt hoặc các nhóm truy kích. Người chơi vẫn có thể chọn núp sau lưng các vật cản trong quá trình di chuyển để giảm thiểu tiêu hao quân số, hoặc dũng cảm tiến công để có thể nhanh chóng gọi quân tiếp viện hoặc thu thập càng nhiều huy hiệu càng tốt. Huy hiệu không những giúp người chơi có thêm nhiều vàng hơn khi trận chiến kết thúc, mà còn quyết định số chiến công mà người chơi đạt được trong suốt quá trình đổ bộ.
Ngoài các cơ hội thực địa, Tactile War còn cung cấp khả năng xem lại những trận chiến ác liệt trên căn cứ của mình mỗi khi bị đối phương tấn công, mang lại tính hiệu quả cao nhất về thay đổi chiến thuật phòng ngự. Ngoài ra, game thủ hoàn toàn được quyền "kiểm tra" lại địa bàn hoạt động bằng cơ chế tự tấn công chính mình khá hay. Nhờ đó, các tuyến phòng ngự trở nên chắc hơn, các người chơi khác thì cần sáng tạo nhiều đội hình cũng như phát triển nhiều chiến thuật hơn nếu muốn đánh bại căn cứ địch.
Không phải kiểu game "nạp là thắng"
Không hề có ý định moi tiền người chơi, Tactile War luôn luôn yêu cầu cấp độ cần thiết mỗi khi game thủ muốn nâng cấp bất kì vũ khí gì cho phe ta. Sự hạn chế này làm gỉam tối đa tình trạng các game thủ tuy cấp độ không cao nhưng lại có căn cứ "trâu" hơn bất kỳ lão làng nào. Giá quy đổi cũng rất phải chăng khi chỉ 2 USD cho 50 kim cương, và với 50 kim cương thì game thủ đã có thể dễ dàng quy đổi ra 350 Vàng. Nhưng điều đó cũng không hề quan trọng vì căn cứ có khả năng cung cấp một lượng tiền nhất định cho người chơi thu thập, như là một phần thưởng vì đã có hàng phòng vệ "khủng", không cho kẻ địch lọt qua.
Bình luận (0)