Dự án bài bản
Ông Nguyễn Hoàng Ơn, Giám đốc Trung tâm Phát triển Du lịch TP.Cần Thơ ngày 4.8 cho biết UBND TP.Cần Thơ đã thống nhất danh mục các dự án kêu gọi đầu tư du lịch trên địa bàn. Theo đó, Dự án Khu du lịch cồn Sơn (P.Bùi Hữu Nghĩa, Q.Bình Thủy) rộng 74,4 ha, vốn 1.125 tỉ đồng hoặc 50 triệu USD; Dự án Khu du lịch sinh thái Phong Điền (xã Mỹ Khánh, H.Phong Điền) 40 ha, vốn 900 tỉ đồng (40 triệu USD); Dự án Khu du lịch sinh thái cù lao Tân Lộc (P.Tân Lộc, Q.Thốt Nốt) 41 ha, 922,5 tỉ đồng (41 triệu USD); Dự án Khu du lịch vườn cò Bằng Lăng (P.Thới Thuận, Q.Thốt Nốt) 5 ha, 112,5 tỉ đồng hoặc 5 triệu USD.
Ông Lê Minh Sơn, Phó giám đốc Sở VH-TT-DL TP.Cần Thơ cho hay 4 dự án nêu trên sẽ được triển khai theo hình thức đầu tư trong nước hoặc nước ngoài nhằm phát triển tiềm năng du lịch sinh thái tại địa phương, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, tạo điểm nhấn thu hút du khách trong ngoài nước. Hiện nay hạ tầng du lịch ở cồn Sơn, cù lao Tân Lộc chưa được đầu tư căn cơ, bài bản. Ngoài việc kêu gọi dự án đầu tư, ngành du lịch vẫn quy hoạch và khuyến khích hộ dân làm du lịch cộng đồng.
tin liên quan
Xúc tiến du lịch: Khéo co vẫn ấmChi cho xúc tiến du lịch chỉ vỏn vẹn 2 triệu USD/năm được coi là nguyên nhân khiến công tác này chưa phát huy hiệu quả.
Đầu tư thông thoáng
Ông Trần Việt Phường, Giám đốc Sở VH-TT-DL TP.Cần Thơ cho hay KH110 hướng đến mục tiêu xây dựng TP.Cần Thơ thực sự là “Điểm đến du lịch lý tưởng - An toàn - Thân thiện - Chất lượng” nơi hội tụ của “Văn minh sông nước Mekong”. KH110 đề ra mục tiêu đến năm 2020 ngành du lịch TP.Cần Thơ thu hút 8 triệu lượt du khách; trong đó khách quốc tế đạt 940.000 lượt, tăng trưởng bình quân 10%/năm. Đến năm 2020, Cần Thơ quy tụ 2 triệu lượt khách du lịch nội địa lưu trú (tăng trưởng bình quân 8%/năm), tạo việc làm cho khoảng 39.300 lao động, tổng doanh thu du lịch phấn đấu đạt 3.150 tỉ đồng, tăng trưởng bình quân 16%/năm…
Theo ông Lê Văn Tâm, Phó chủ tịch thường trực UBND TP.Cần Thơ, thành phố tiếp tục tạo môi trường thông thoáng để thu hút đầu tư phát triển hạ tầng, dịch vụ du lịch; có chính sách phù hợp về thuế sử dụng đất và tiền thuê đất đối với những dự án du lịch, khu du lịch sinh thái; tạo điều kiện cho các hãng hàng không mở đường bay mới và tăng tần suất đường bay sẵn có; thực hiện liên kết cải cách hành chính giữa công an, hải quan, cảng hàng không và doanh nghiệp để tạo thuận lợi tối đa cho du khách; khuyến khích đầu tư phương tiện thân thiện với môi trường phục vụ du lịch; kêu gọi đầu tư du thuyền, tàu du lịch để phát triển du lịch đường sông; nâng cấp và lắp đặt mới hệ thống wifi miễn phí tại khu vực công cộng, khu - điểm tham quan du lịch; phát huy việc khai thác du lịch các cồn trên sông Hậu; hỗ trợ cộng đồng dân cư tham gia và hưởng lợi hợp pháp từ hoạt động du lịch; xây dựng cộng đồng du lịch văn minh, thân thiện trong ứng xử với du khách…
tin liên quan
'Mổ xẻ' ngành du lịch Tây NinhNgày 31.7, tại Hội thảo quốc tế du lịch ở Tây Ninh, có nhiều ý kiến phân tích từ các chuyên gia, nhà khoa học quốc tế và trong nước về tiềm năng, lợi thế, cơ hội và phát triển của ngành du lịch tỉnh này.
Bình luận (0)