Ngày 17.4, giá mua USD “chợ đen” tăng 15 đồng, lên 23.650 đồng/USD, ngược lại giá bán lại giảm 5 đồng, xuống còn 23.690 đồng/USD. Chênh lệch giữa giá mua và bán USD rút ngắn từ mức 60 đồng/USD xuống còn 40 đồng/USD.
Giá USD trong ngân hàng vẫn không thay đổi, Vietcombank mua vào ở mức 22.950 - 22.980 đồng/USD và bán ra 23.160 đồng/USD. Đồng bạc xanh tại các nhà băng ổn định khi nguồn ngoại tệ trên thị trường khá dồi dào, cán cân thương mại hàng hóa của cả nước trong quý 1 thặng dư 2,79 tỉ USD. Tổng cục Hải quan vừa công bố số liệu xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam quý 1, tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu đạt 78,4 tỉ USD, tăng 23,7%, tương ứng tăng 15,01 tỉ USD; nhập khẩu đạt 75,61 tỉ USD, tăng 26,8%, tương ứng tăng 15,98 tỉ USD.
Trên thị trường quốc tế, giá USD trượt giảm trong phiên giao dịch Mỹ (đêm 16.4), chỉ số USD-Index giảm từ 91,8 điểm xuống còn 91,53 điểm. Mặc dù các nhà đầu tư trên thị trường thế giới đã giảm vị thế bán ròng USD nhưng vẫn ở mức cao. Nhà đầu tư đặt cược ngắn hạn vào đồng bạc xanh đã giảm trong bảy tuần liên tiếp. Định vị đô la Mỹ được bắt nguồn từ các hợp đồng ròng của các nhà đầu cơ trên thị trường tiền tệ quốc tế bằng đồng yen Nhật, euro, bảng Anh và franc Thụy Sĩ, cũng như đô la Canada và Úc.
Lợi tức kho bạc cao hơn trong quý 1 đã giúp đồng đô la phục hồi trở lại, sau khi sụt giảm trong phần lớn năm 2020. Nhưng động thái lợi suất đã ổn định kể từ ngày 1.4 và đồng USD giảm theo. Tuy nhiên, động thái đó vẫn chưa thể hiện trong định vị đầu cơ.
So với rổ 6 loại tiền tệ đối thủ, USD đã giảm 0,71% trong tuần, mức giảm hằng tuần thứ hai liên tiếp. Tính đến thời điểm hiện tại, chỉ số đô la Mỹ đã tăng 1,73% so với mức giảm gần 7% của năm ngoái.
Bình luận (0)