tin liên quan
Chặn nhập phế liệu vào Việt Nam Nhiều đơn vị quản lý cũng cho biết nội dung thể hiện trên bảng khai điện tử hàng hóa trước khi cập cảng dài dòng và rất khó phân biệt là hàng phế liệu.
Nhiều hãng tàu thiệt hại do phải trả tiền thuê container chứa phế liệu trong thời gian dài do hàng hóa không được giải phóng khỏi cảng. Hãng tàu cũng không muốn nhận hàng phế liệu của các doanh nghiệp không có giấy phép nhập khẩu loại hàng hóa này. Song do không có thông tin doanh nghiệp nào được phép, doanh nghiệp nào không được phép nhập khẩu phế liệu, rồi hàng tồn đọng không người nhận...và đề nghị các cơ quan chức năng thông tin rõ trên hệ thống để các hãng tàu rõ.
Ngoài ra, một số ý kiến của các hiệp hội cho rằng, phế liệu là mặt hàng nguy hại đến môi trường, trong quá trình cấp phép cần đặc biệt lưu ý chỉ cấp cho chính doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu để sản xuất, tránh tối đa việc cấp phép cho đơn vị không có chức năng chỉ để mua đi bán lại… và đề nghị có biện pháp chế tài trong cấp phép.
Điều đáng nói là đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường - đơn vị đang đảm trách việc cấp phép nhập khẩu phế liệu không có mặt tại buổi họp này. Thế nên, hiệu quả cho những phản ánh của doanh nghiệp và cơ quan quản lý cũng có phần hạn chế.
Theo Cục Hàng hải Việt Nam, xử lý hàng hóa phế liệu nhập khẩu đang tồn đọng tại các cảng biển đặc biệt nóng trong năm nay. Và đây là vấn đề cần nhiều cơ quan ban ngành vào cuộc giải quyết chứ không phải câu chuyện của những cảng biển...
Bình luận (0)