Lãi suất âm ở Đan Mạch làm tăng khoảng cách giàu nghèo

15/10/2016 21:53 GMT+7

Một báo cáo từ Hội đồng Kinh tế Đan Mạch cho thấy lãi suất thấp làm trầm trọng sự bất bình đẳng ở nước này.

Theo Bloomberg, những nhà thông thái từ vùng đất kỷ lục thế giới về lãi suất dưới 0 vừa bước vào cuộc tranh luận về tác động của chính sách nới lỏng tiền tệ lên phân bổ thu nhập. Theo báo cáo mới từ Hội đồng Kinh tế Đan Mạch, cơ quan giám sát chính sách tài khóa với sự góp mặt của các học giả, hay những “nhà thông thái”, những năm áp dụng lãi suất cực thấp làm lợi cho người giàu nhiều hơn người nghèo.
Như biểu đồ thể hiện, phí tổn lãi suất thấp khớp với sự gia tăng đáng kể trong thu nhập vốn. Hội đồng Kinh tế Đan Mạch chỉ ra rằng “chi phí lãi suất thấp” là một trong những lý do vì sao thu nhập vốn tăng cao hơn thu nhập sau thuế, vì thế làm tăng bất bình đẳng.
Nói cách khác, những người nghèo nhất Đan Mạch bỏ lỡ lợi ích của việc giá trị tài sản tăng lên nhờ nhiều năm tiền bạc rẻ. Lợi nhuận trên chỉ số chứng khoán chuẩn của Đan Mạch vượt 120% kể từ khi lãi suất lần đầu bước xuống ngưỡng âm vào giữa năm 2012.
Lập luận chính sách tiền tệ nới lỏng trầm trọng hóa sự bất bình đẳng không phải là chuyện mới và vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng. Nghiên cứu công bố tháng 6.2015 của các nhà kinh tế tại Brugel, viện chính sách có trụ sở ở Brussels (Bỉ), lưu ý “lãi suất thấp, việc mua tài sản và các biện pháp chính sách tiền tệ khác có khuynh hướng làm tăng giá tài sản, do đó có lợi cho nhóm người giàu có trong xã hội, ít nhất trong ngắn hạn”.
Song theo cựu Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Ben Bernanke, lập luận trên bỏ qua hiệu ứng đầy đủ của chính sách tiền tệ. Trên thực tế, chính sách thích hợp giúp bảo vệ sự bất bình đẳng, thúc đẩy sự ổn định và thịnh vượng của nền kinh tế nói chung.
Chính sách nới lỏng tiền tệ có thể thúc đẩy lạm phát, làm giảm gánh nặng nợ nần cho những người nghèo trong xã hội và thúc đẩy tạo việc làm mới. Song những điểm này vẫn chưa xuất hiện. Lạm phát hằng năm giảm ở Đan Mạch từ khi lãi suất lần đầu xuống dưới ngưỡng 0.
Dù là nước bình đẳng thứ ba thế giới, bất bình đẳng đang tăng ở Đan Mạch từ thập niên 1990. Bất bình đẳng đi lên nhanh khi nền kinh tế tương đối mạnh gia tăng khoảng cách giữa những người có việc làm và những người sống nhờ phúc lợi xã hội. Sau khi trừ tiền tiết kiệm hưu trí, dữ liệu cho thấy thu nhập trong nhóm 10% người giàu nhất Đan Mạch tăng hơn nhiều so với nhóm 10% người nghèo nhất nước trong 1/4 thế kỷ qua. Điều này cho thấy người nghèo Đan Mạch không nghèo hơn, mà là người giàu giàu hơn. Lãi suất âm không có lỗi trong việc làm tăng bất bình đẳng.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.