Lối mở cho năng lượng tái tạo lên ngôi

11/12/2020 11:39 GMT+7

Không chỉ đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và hạn chế những tác động xấu đến môi trường, điện mặt trời còn thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tạo công ăn việc làm cho người lao động…

Ô nhiễm môi trường đang trở thành vấn đề nóng của nhiều quốc gia, ngoài yếu tố khách quan còn có sự tác động của con người. Vì vậy, chuyển sang nền kinh tế xanh là xu thế tất yếu khi con người đã nhận thức và có những hành động cụ thể bằng việc ứng dụng khoa học công nghệ vào đời sống.

Cánh đồng năng lượng

Nhà máy điện mặt trời Sao Mai tọa lạc H.Tịnh Biên (An Giang) của Tập đoàn Sao Mai có tổng vốn đầu tư 6.000 tỉ đồng, tổng công suất phát điện 210 MWp, trải dài trên diện tích 275 ha, đã kịp hoàn thành và phát điện thương mại với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thành công ngoài mong đợi vào đầu tháng 12.
Theo EVN, điện mặt trời được xem là giải pháp hiệu quả góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, hóa giải những tác nhân làm biến đổi khí hậu. Và những tấm pin xanh được kỳ vọng là lối mở cho bài toán năng lượng ở Việt Nam. Trong khi nhiệt điện từ than đá, dầu lửa đang cạn kiệt gây ô nhiễm môi trường, điện hạt nhân có những nguy cơ mất an toàn có nhiều sự cố xảy ra, thủy điện cũng có những hệ lụy bất cập gây tác động xấu đến môi trường thì điện mặt trời càng trở nên quý giá.
Nhiều nhà khoa học đã chứng minh rằng năng lượng tái tạo chúng ta có thể tự túc hoàn toàn từ khoảng năm 2030 - 2050 nếu có các chính sách ban hành thỏa đáng. Nguồn năng lượng tái tạo này chính là yếu tố giúp đất nước phát triển bền vững. Hãy đặt lên bàn cân để thấy lưỡng tiện từ điện mặt trời, điện gió. Trong khi những kho báu vô tận này chẳng phải tốn xu nào để sản xuất, không gây hại môi trường, thân thiện với đời sống con người.
- A2: Giai đoạn 2 của Sao Mai Solar đã hòa lưới điện quốc gia vào đầu tháng 12. Ảnh: Thanh Huy

Giai đoạn 2 của Nhà máy điện mặt trời Sao Mai đã hòa lưới điện quốc gia vào đầu tháng 12

Ảnh: Thanh Huy

Kỳ thú non thiêng

Trên vùng đất quanh năm nắng và gió thuộc ấp An Thạnh (xã An Hảo, H.Tinh Biên), người dân không thể canh tác gì ngoài trồng lúa mỗi năm chỉ có một vụ và chuyện lúa trúng hay thất đều phó mặc cho trời. Đời sống của hàng trăm nông hộ không thể ngẩng đầu khi chỉ lẩn quẩn trong vòng làm thuê và nuôi trồng lặt vặt. Chính quyền các cấp, từ tỉnh, huyện đến xã đã thực thi nhiều chương trình chính sách, nhưng người dân nơi đây vẫn không thể thoát nghèo. Thậm chí, đã có nhiều nhà đầu tư đến nhưng rồi cũng vội vàng rời bỏ, bởi chẳng thể làm gì được ở vùng quê heo hút, thổ nhưỡng nghèo nàn, thời tiết khắc nghiệt.
May thay, nhà máy “Áp xanh” Sao Mai mọc lên đã nhanh chóng làm thay đổi toàn bộ cảnh sắc lẫn không gian dưới chân Núi Cấm. Không cần phá rừng, không bạt núi, cũng chẳng chặn dòng… nông trại pin điện mặt trời đã nắn lại những khiếm khuyết của vùng bán sơn địa, trở thành nơi kỳ thú.
Trong khi không ít nơi và không ít người cứ vô tư “đào đãi mỏ khoáng sản” hoặc sẵn sàng chi hàng tỉ USD nhập than để đốt. Thậm chí có những doanh nghiệp san phẳng cả một quả đồi, thẳng tay đốn ngã hàng trăm ha rừng nguyên sinh để xây thủy điện. Tất cả đã gây ra những hệ lụy khôn lường cho môi trường sống của muôn loài.
Trái với tư duy “xây ít - phá nhiều” thì có tập đoàn biết tận dụng nguồn ánh nắng mặt trời để giúp ích đời. Không đơn thuần là cánh đồng pin hút tầm mắt mà còn là khu du lịch nông trại đặc trưng bởi những thửa dược liệu quý, luống hoa khoe sắc men theo lối đi hoặc nằm ngay dưới tầng pin.
Túi khí tươi lành mà bà mẹ thiên nhiên ban tặng cho vùng đất cực Nam của đất nước, “linh danh” của Thiên Cấm Sơn mang trên mình nhiều huyền thoại rồi đây sẽ được tạc thêm những kỳ tích về sự kiến tạo nên thảo nguyên năng lượng xanh ngập tràn sức sống mới.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.