Ví dụ Công ty cổ phần Hàng tiêu dùng Masan (MCH) cuối tháng 7 vừa qua đã hoàn tất phát hành hơn 5,2 triệu cổ phiếu cho nhân viên với giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên số cổ phiếu này không bị hạn chế giao dịch và với giá hiện nay là xoay quanh mức 99.000 đồng/cổ phiếu, các nhân viên công ty này nếu bán ra đã thu lãi hơn 8 lần.
tin liên quan
Chứng khoán mất ngưỡng 900 điểmHay Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPB) cho biết dự kiến phát hành gần 33,7 triệu cổ phiếu theo chương trình ESOP cho cán bộ nhân viên với giá phát hành bằng mệnh giá là 10.000 đồng/cổ phiếu. Số cổ phiếu này sẽ bị hạn chuyển nhượng trong 3 năm kể từ ngày phát hành. Thời gian thực hiện trong năm nay sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thông qua và đảm bảo phù hợp theo quy định. Giá cổ phiếu VPB hiện là 26.500 đồng/cổ phiếu. Như vậy nhân viên nhà băng này sẽ được mua với giá chỉ bằng 37% so với giá hiện hành.
Trước đó cuối tháng 2.2018, Công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư địa ốc No Va (Novaland - NVL) cũng đã phát hành hơn 9,8 triệu cổ phiếu cho 16 người, tương đương 1,51% số cổ phiếu đang lưu hành với giá 10.000 đồng nhưng không đưa ra điều kiện hạn chế chuyển nhượng. Khi đó, giá NVL được giao dịch quanh mức 80.000 đồng. Tương đương 16 người của NVL sẽ thu được mức lãi gấp 7 lần so với số vốn đầu tư ban đầu. Trước đó vào cuối năm 2017, 20 triệu cổ phiếu cũng được NVL phát hành cho nhân viên với giá 10.000 đồng/cổ phiếu, chiếm 3,17% tổng số cổ phiếu lưu hành, trong đó có 17 triệu cổ phiếu không bị hạn chế chuyển nhượng…
Phát hành cổ phiếu ESOP giá ưu đãi được ví là “củ cà rốt” được các doanh nghiệp sử dụng khá phổ biến hiện nay để lôi kéo và giữ chân nhân viên. Tuy nhiên, các chuyên gia tài chính đã khuyến cáo, gói ESOP luôn có hai mặt. Nếu được thiết kế phù hợp hướng đến mục tiêu tạo động lực cho các nhà quản lý, nhân viên được quyền mua ESOP và khiến họ tạo ra giá trị lớn hơn cho công ty. Ngược lại nếu không xây dựng theo mục tiêu trên sẽ khiến cổ đông bất mãn vì lượng cổ phiếu bị pha loãng.
Bình luận (0)