'Nhiều bộ còn trì trệ trong cải thiện môi trường kinh doanh'

31/07/2015 06:04 GMT+7

Đó là nhận xét của ông Nguyễn Đình Cung (ảnh), Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế T.Ư tại hội thảo với các địa phương về triển khai Nghị quyết 19 của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2014 diễn ra tại Hà Nội hôm qua (30.7).

Đó là nhận xét của ông Nguyễn Đình Cung (ảnh), Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế T.Ư tại hội thảo với các địa phương về triển khai Nghị quyết 19 của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2014 diễn ra tại Hà Nội hôm qua (30.7).

Thưa ông, Nghị quyết (NQ) 19 ban hành năm 2014 có đem lại chuyển động nhưng kết quả thực hiện lần 2 (năm 2015) có vẻ mờ nhạt?
Về cảm nhận thì tôi nghĩ không sai. Nhưng NQ 19 lần 1 (ban hành năm 2014) là đi từ số không đến có nên thấy những tác động của nó rất nhanh, nhìn thấy rõ ràng, đo lường được. Nhưng từ có đến có nhiều hơn thì đòi hỏi những cố gắng, thay đổi nhiều hơn nữa thì mới có thể nhìn thấy rõ ràng. Năm 2014, việc cải cách thủ tục làm giảm 400 giờ nộp thuế đã là một bước tiến nhưng năm đó, việc thay đổi chính sách bằng những văn bản, luật vẫn còn làm được. Còn năm nay, nếu chỉ làm văn bản là không đủ mà phải thay đổi cả kỹ năng, quy trình mới thay đổi được. Vì vậy, giảm 50 giờ làm thủ tục nộp thuế hiện nay còn khó hơn nhiều giảm 100 giờ của năm trước.
Khó vì việc cải cách đến nay thực sự đụng chạm đến lợi ích cơ bản nhất của những tổ chức, cá nhân muốn duy trì lợi ích cục bộ?
Người dân làm thủ tục đăng ký kinh doanh tại Sở KH-ĐT TP.HCM - Ảnh: Khả Hòa
Cuộc cải cách nào cũng như thế, nhất là liên quan đến điều kiện kinh doanh hay các chuyên ngành quản lý xuất nhập khẩu. Vì nó đòi hỏi tư duy mới, đòi hỏi thay đổi vai trò của nhà nước, vai trò thị trường, đòi hỏi cách tiếp cận mới đối với quản lý nhà nước và cách tiếp cận mới về quan hệ nhà nước - doanh nghiệp (DN). Chứ còn nếu vẫn duy trì cách tiếp cận cũ thì dễ có xu hướng đẩy ra hơn là kéo vào để thực hiện.
Thực tế còn tình trạng một số bộ ngành đưa ra dự thảo chính sách trái với NQ 19, theo ông tại sao lại như vậy ?
Có 2 lĩnh vực liên quan trực tiếp đến hoạt động của DN là các quyết định về điều kiện kinh doanh và các quy định về quản lý xuất nhập khẩu chuyên ngành. 2 nhóm quy định này liên quan rất lớn đến hoạt động của DN. Cải thiện môi trường kinh doanh theo NQ 19 năm nay nhằm đúng vào 2 nhóm này. Tuy nhiên, cho đến nay, đánh giá công bằng thì một số bộ trưởng các bộ như NN-PTNT, GTVT, Tài chính; Tổng cục trưởng Hải quan cũng khá tích cực trong việc cải cách thủ tục thông quan xuất nhập khẩu.
Còn lại các bộ khác, theo tôi, họ chưa nhận thức được hết tầm quan trọng của cải cách. Thậm chí một số bộ còn ban hành những văn bản trái về nội dung, trái về thẩm quyền, tạo thêm rào cản cho DN, ví dụ như Bộ Y tế đưa ra dự thảo về kiểm tra xuất nhập khẩu với thực phẩm nhưng phát sinh thủ tục không đúng, làm kéo dài thời gian thông quan. Đó là điểm cá nhân tôi cũng thấy bức xúc. Trong các cuộc họp Chính phủ và các cuộc họp chuyên đề, giao ban, tôi thấy Thủ tướng luôn lưu ý phải quyết liệt triển khai NQ 19, nhưng xuống bên dưới, tôi chưa thấy yêu cầu của Thủ tướng được truyền xuống các bộ. Thậm chí còn có nhiều nơi có phản ứng, chưa hoặc lùi thời gian triển khai. Đó là những điều phải thay đổi.
Có thông tin cho thấy là nhiều địa phương còn không biết có NQ 19 về môi trường kinh doanh. Như vậy, làm sao có thể triển khai tốt được?
Chúng tôi cũng có lỗi trong việc chủ trì phổ biến NQ, chậm phổ biến tới các địa phương. Nên thời điểm này, sẽ tập trung tổ chức tập huấn trên phạm vi toàn quốc. Việc triển khai NQ này ở cấp địa phương thực sự rất quan trọng vì phần lớn công việc lại thực thi trên địa phương. Trong các địa phương hiện nay, chúng tôi mới thấy chỉ có lãnh đạo TP.HCM khá chủ động, tích cực thực hiện NQ 19. Còn ở nhiều địa phương khác, nói chung còn khá chậm.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.