Thị trường smartphone buổi giao thời - Lối nào cho thương hiệu Việt ?

03/07/2013 03:20 GMT+7

Cuộc cạnh tranh về giá của các thương hiệu lớn đang tạo ra một áp lực lớn cho các doanh nghiệp Việt trên thị trường điện thoại di động thông minh.

>> Thị trường smartphone buổi giao thời

Lâu nay, giá rẻ là ưu thế quan trọng của các thương hiệu điện thoại di động (mobile) Việt Nam trên thị trường điện thoại di động thông minh (smartphone). Vì thế, khi các thương hiệu lớn liên tục “đạp giá” thì sẽ tạo nên áp lực không nhỏ cho các thương hiệu mobile Việt. Ngoài ra, các thương hiệu lớn như Samsung, LG, HTC và Sony gần đây còn không ngừng tung ra nhiều dòng smartphone “2 sim 2 sóng”. Ví dụ, LG có các dòng E405 Optimus L3 (2 sim), P698 Optimus Net Dual, E435 Optimus L3 II Dual sim, E450 Optimus L5 II Dual sim. Tương tự, Samsung có S6102 Galaxy Y Dous, S6802 Galaxy Ace Dous, S7562 Galaxy S Dous…; Sony có Xperia E Dual; HTC có Desire V… Đây là một chuyển biến rất mới vì lâu nay hầu hết chỉ các thương hiệu Việt mới tập trung vào nhóm sản phẩm “2 sim 2 sóng”. Vì thế, chẳng hề quá lời khi nói các thương hiệu lớn đang tấn công cả vào “lãnh địa” của mobile Việt trên thị trường nội địa. Ngoài ra, một áp lực lớn khác mà các mobile Việt đang gặp phải chính là hàng loạt hãng điện thoại di động Trung Quốc đang ra sức xâm nhập vào thị trường Việt Nam.

 Thị trường smartphone đang đặt ra thách thức lớn cho các thương hiệu Việt - d
Thị trường smartphone đang đặt ra thách thức lớn cho các thương hiệu Việt - Ảnh: Khả Hòa

 

Các thương hiệu smartphone Việt sẽ cạnh trong khốc liệt về giá và cấu hình phần cứng trong vòng 12 tháng tới

Ông Đinh Anh Huân

Ông Mai Triều Nguyên, Giám đốc hệ thống Mai Nguyên Luxury Mobile, nhận định: “Các thương hiệu Việt hiện nay ngày càng co cụm trước sức mạnh của các thương hiệu lớn (thương hiệu toàn cầu), kể cả phải chịu nhiều sức ép từ các thương hiệu đến từ Trung Quốc như Lenovo, Oppo, Huawei... Nếu như cách đây vài năm có đến vài chục thương hiệu Việt thì hiện chỉ còn vài thương hiệu Việt còn trụ được và phát triển như Q-Mobile, Mobiistar, Malata...”.

Thách thức về thời gian

Trong khi đó, ông Ngô Nguyên Kha, Tổng giám đốc Mobiistar - một thương hiệu mobile Việt, thừa nhận: “Thách thức đối với các hãng điện thoại di động Việt là thương hiệu nhỏ hơn, vốn ít hơn, hay hệ thống quy trình còn chưa đầy đủ… so với các thương hiệu toàn cầu”. Ông Nguyễn Quang Minh, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Q-Mobile, thì tự đánh giá rằng: “Một trong những khó khăn của chúng tôi là Q-Smart vẫn còn khá mới mẻ trên thị trường. Vì thế, cần phải có thời gian để gầy dựng, tạo niềm tin và sự yêu mến của người dùng”.

Quả thực, thời gian là thách thức quan trọng đối với các thương hiệu mobile Việt khi nhiều hãng lớn liên tục hạ giá, đa dạng hóa mẫu mã smartphone. Khoảng thời gian đó không còn nhiều. Giám đốc hệ thống Dienmay.com Đinh Anh Huân nhận xét: “Các thương hiệu smartphone Việt sẽ cạnh trong khốc liệt về giá và cấu hình phần cứng trong vòng 12 tháng tới, sau đó đi đến cạnh tranh về phần mềm bên trong, uy tín thương hiệu và dịch vụ”.

Trao đổi thêm, ông Mai Triều Nguyên nhận xét: “Các thương hiệu Việt sẽ phải vất vả tìm những khoảng trống rất nhỏ để chen chân và phải nỗ lực rất nhiều như phải cạnh tranh về giá, PR thương hiệu mạnh hơn, quảng cáo nhiều hơn, tung ra nhiều mẫu mã và đặc biệt là hỗ trợ khách hàng luôn được nâng cấp hệ điều hành mới nhất...”.

Ngô Minh Trí

>> OPPO công bố smartphone Find Clover lõi tứ mới
>> HTC công bố smartphone Butterfly S Full HD mới
>> Smartphone điều khiển bằng giọng nói
>> Triều Tiên nhập 100.000 smartphone Trung Quốc
>> Nokia sắp tung ra smartphone "siêu máy ảnh
>> Cơn mưa quà tặng mùa hè từ smartphone Lenovo
>> Smartphone sẽ chiếm 52% thị phần di động toàn cầu

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.