TP.HCM bị bủa vây bởi những dòng kênh rác

21/05/2020 13:43 GMT+7

Khoảng 2.000 km đường sông, kênh, rạch phủ kín toàn địa bàn được xem là tài nguyên quý giá của TP.HCM nhưng lại đang trở thành nguồn ô nhiễm nghiêm trọng ảnh hưởng tới đời sống người dân thành phố.

Mạng lưới sông, kênh, rạch của TP.HCM phân bố trên toàn địa bàn nhưng, mọi nỗ lực phát triển du lịch đường sônggiao thông đường thủy đặt ra trong nhiều năm qua đều thất bại. Một trong những nguyên nhân chính là rác thải gây ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng.

Kênh Tàu Hủ - Bến Nghé dài hơn 22 km bắt đầu từ Sông Sài Gòn đến Kênh Lò Gốm là một trong những dòng kênh lớn nhất của TP.HCM. Con kênh này chảy qua các quận 1, 4, 5, 6, 8. Riêng đoạn qua quận 1, 4 còn được gọi là rạch Bến Nghé.

H.Mai

Dọc tuyến kênh đoạn cập 2 bên Đại lộ Đông Tây và đường Bến Vân Đồn (quận 4) là nơi người dân thường xuyên đi bộ, tập thể dục buổi sáng. Tuy nhiên, thay vì được hít thở không khí trong lành, dòng sông thường xuyên bốc mùi hôi thối khiến ai cũng cảm thấy khó chịu.

H.Mai

Nước thải quện cùng bèo, rác nổi lềnh bềnh trên dòng kênh

H.Mai

Dòng nước ô nhiễm đen kịt, bốc mùi hôi thối

H.Mai

Không chỉ vứt rác bừa bãi, nhiều người thiếu ý thức còn hồn nhiên phóng uế xuống dưới dòng kênh...

H.Mai

Đáng buồn, hành động thiếu ý thức này lại thường xuyên xảy ra, ngay cả giữa ban ngày

H.Mai

Những hộp xốp to, hộp xốp nhỏ trôi lềnh bềnh giữa dòng kênh. Nhiều người dân phản ánh họ còn bắt gặp có người đem cả tấm nệm cũ to thảy xuống sông, thản nhiên coi đây như một bãi rác công cộng

H.Mai

 
Nhiều đoạn Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè đã bắt đầu có dấu hiệu ô nhiễm trở lại. Túi ni lông, hộp xốp... vẫn là những "vật thể lạ" thường xuyên xuất hiện trên mặt nước.

H.Mai

Năm 2015, tour du ngoạn trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè - “phát pháo” đầu tiên trong chiến lược phát triển du lịch đường thủy nội đô của thành phố - chính thức được đưa vào hoạt động, nhưng đến nay vẫn chật vật cầm cự. Ông Phan Xuân Anh, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Du Ngoạn Việt, đơn vị khai thác tuyến du lịch đường sông này cho biết nguyên nhân do sông, kênh, rạch chưa được cải tạo, môi trường nước ô nhiễm. Như kênh Tàu Hủ, tàu thuyền chỉ đi được khi nước lớn. Nước rút, lòng kênh lộ đầy rác thải, bốc mùi hôi thối. Tàu du lịch di chuyển đã khó, càng không thể kinh doanh ăn uống được. Tại kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, tình trạng vứt rác, phóng uế bừa bãi gây phản cảm cho du khách.

H.Mai

 
Những con rạch nhỏ len lỏi trong khu dân cư cũng khốn khổ vì rác, khiến nhiều khu vực thường xuyên xảy ra ngập lụt.

Mương A41 (đoạn chảy qua khu dân cư P.4, Q.Tân Bình) là 1 trong 3 hướng thoát nước chính của sân bay Tân Sơn Nhất với kết cấu bờ mương và lòng mương trước đây là 8 m và 6 m, sâu 3,5 m nhưng hiện nay có những chỗ chỉ còn chưa đến 0,5 m. Rác thải dồn ứ thành đống dù mới vừa được cơ quan quản lý ra quân vớt rác cách đây khoảng 1 tháng

H.Mai

Tương tự, kênh Hy Vọng, đoạn chảy qua đường Phan Huy Ích (P.15, Q.Tân Bình) vừa mới được nạo vét, đã thoát cảnh ngập đầy rác thải nhưng không giải quyết được mùi hôi thối, màu nước đen kịt

H.Mai

Dòng kênh này cũng là 1 trong 3 hướng thoát nước chính của sân bay Tân Sơn Nhất

H.Mai

Dòng nước kênh đen kịt chảy qua khu dân cư đoạn đường Phạm Văn Bạch (P.15, Quận Tân Bình)

H.Mai

Tấm banner tuyên truyền người dân giữ ý thức không xả rác xuống dòng kênh được đặt ngày đầu mỗi cửa cống nhưng cũng bị cây xanh, hàng quán che khuất gần 1 nửa

H.Mai

Hơn 2 năm quay trở lại, rach Xuyên Tâm (quận Bình Thạnh, đoạn từ kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè đến sông Vàm Thuật) vẫn chưa thoát khỏi ô nhiễm. Mùa khô nước cạn, bùn đất, rác thải nổi lên khiến con rạch càng thêm hôi thối

H.Mai

Được đánh giá là con rạch ô nhiễm nhất thành phố, dự án cải tạo rạch Xuyên Tâm được phê duyệt từ năm 2002 nhưng đã 18 năm trôi qua vẫn nằm trên giấy.

Đậu Tiến Đạt

 

Lãnh đạo UBND quận Bình Thạnh cho hay dự án cải tạo rạch Xuyên Tâm (chiều dài toàn tuyến khoảng 6,2 km) được Thành ủy UBND TP giao cho quận từ tháng 8.2016, yêu cầu bằng mọi cách phải hoàn thành dự án chậm nhất vào 12.2018. Thế nhưng đến nay, dự án vẫn chưa thể triển khai do mức đầu tư quá lớn, khó kêu gọi các nhà đầu tư. Theo đó, dự án ban đầu ước tính khoảng 4.000 tỉ đồng bao gồm hơn 1.000 tỉ đồng cho công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, hơn 2.000 tỉ đồng là chi phí xây lắp. Tuy nhiên do chậm trễ, đến nay chi phí giải phóng mặt bằng ước tính đã "đội" lên 3.750 tỉ đồng.

Ảnh: Đậu Tiến Đạt

Người dân sống tạm bợ ngay trên mặt con rạch ngập mùi hôi thối

H.Mai

Cũng chính từ những ô cửa sổ tạm bợ, không ít vỏ bánh, hộp xốp, sọ dừa... từ các hộ gia đình thỉnh thoảng lại "bay" ra "đáp" thẳng xuống con rạch phía dưới, khiến tình trạng ô nhiễm không có cách nào dừng lại

H.Mai

Mùa mưa, rác thải nổi lên lềnh bềnh, quần áo người dân được phơi chung với mùi hôi của rác

H.Mai

Bác H.T.K.Thu (70 tuổi) sống ở đây đã gần 50 năm cho biết trước đây dòng kênh rất sạch, xanh trong, người dân còn dùng nước sông để sinh hoạt, trồng rau. Tuy nhiên, từ khi dân cư đến ở đông, cứ tiện tay đổ cơm thừa canh cặn, hộp xốp, túi ni lông xuống ngay phía dưới nên rạch Xuyên Tâm ngày càng ô nhiễm nặng nề. 

H.Mai

Nhiều năm qua, trong khi chờ dự án cải tạo triển khai, chính quyền địa phương đã phải liên tục thực hiện thu gọm rác nhưng cứ một thời gian, lòng rạch lại ngập rác.

Ảnh: H.Mai


Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.