Chị Nguyễn Thanh Mai, 35 tuổi, nhân viên một công ty hóa mỹ phẩm tại TP.HCM, bấy lâu mở tài khoản Ngân hàng Quốc tế (VIB) theo yêu cầu của công ty để nhận lương và rút tiền mặt chi tiêu. Tuy nhiên, những năm gần đây, khi ngân hàng tăng cường nhiều dịch vụ giúp chủ tài khoản có thể thanh toán các chi phí sinh hoạt cùng nhiều tiện ích khác, chị Mai đã bỏ hẳn thói quen chi tiêu bằng tiền mặt.
Chị Mai cho biết hiện chỉ rút tiền mặt từng ít một khi có nhu cầu, còn lại việc thanh toán các hóa đơn điện nước, điện thoại, thậm chí tiền học phí cho con chị đều dùng ứng dụng mobile app MyVIB để thực hiện. Việc thanh toán này có thể thực hiện mọi lúc mọi nơi, vừa nhanh chóng vừa không mất phí. Khi mua hàng hóa ở siêu thị hay các cửa hàng tiện lợi, các trung tâm mua sắm... chị Mai dùng thẻ để thanh toán, nhờ đó vừa không phải đem theo tiền mặt, vừa lưu lại thông tin để quản lý chi tiêu.
Theo số liệu được ông Nghiêm Thanh Sơn - Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán Ngân hàng Nhà nước công bố tại Diễn đàn Ngân hàng bán lẻ Việt Nam năm 2017, số tài khoản ngân hàng đã tăng từ 16,8 triệu tài khoản trong năm 2010 lên 67,4 triệu vào năm 2017. Trong đó có gần 60% người trưởng thành sở hữu tài khoản cá nhân và thẻ ATM. Theo Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020 của Chính phủ, mục tiêu đến cuối năm 2020, tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp hơn 10%; nâng tỷ lệ người dân từ 15 tuổi trở lên có tài khoản tại ngân hàng lên mức ít nhất 70%.
Lý giải cho sự tăng trưởng này, đại diện của Ngân hàng Quốc tế (VIB) cho biết có ba lý do chính làm cho người tiêu dùng Việt Nam nói chung và người trẻ nói riêng ngày càng thích sử dụng tài khoản ngân hàng.
Thứ nhất, việc mở tài khoản ngân hàng giúp người dùng có thể nhận lương bởi hầu hết các doanh nghiệp tại Việt Nam đều chi trả lương cho nhân viên thông qua ngân hàng vì vừa thuận tiện vừa minh bạch.
Thứ hai, khi thương mại điện tử ngày càng phát triển và việc mua sắm trực tuyến đang trở nên quen thuộc hơn với những người bận rộn, việc giao dịch được thực hiện nhanh hơn thông qua tài khoản ngân hàng.
Thứ ba, việc các ngân hàng liên kết với doanh nghiệp đưa ra nhiều gói ưu đãi dành cho khách hàng thanh toán thông qua tài khoản/thẻ, như giảm giá mua hàng hóa/ dịch vụ, cũng góp phần thúc đẩy gia tăng số lượng tài khoản thanh toán tại Việt Nam.
Đơn cử, VIB luôn có các gói ưu đãi dành cho chủ tài khoản thanh toán, như giảm giá đến 50% khi sử dụng thẻ VIB Mastercard mua hàng tại siêu thị Robins, Yves Rocher, Leflair, đặt phòng khách sạn tại Agoda... Nhằm khuyến khích người tiêu dùng mở tài khoản ngân hàng, VIB áp dụng chương trình tặng 500.000 đồng cho khách hàng mới giao dịch lần đầu tiên với VIB và mở tài khoản thanh toán trong thời gian từ nay đến ngày 31.12.2018.
Thêm vào đó, khi sở hữu tài khoản thanh toán, khách hàng được miễn phí nhiều dịch vụ, như miễn phí duy trì tài khoản, miễn phí chuyển tiền trong hệ thống VIB qua ứng dụng ngân hàng di động MyVIB và Internet Banking, miễn phí nạp tiền điện thoại và thanh toán các loại hóa đơn điện, nước, điện thoại hằng tháng. Khách hàng còn được chuyển tiền, rút tiền và nhận tiền 24/7 tại 162 chi nhánh và 351 ATM trên toàn quốc. Việc thanh toán còn dễ dàng hơn bằng thẻ ghi nợ tại tất cả các điểm thanh toán chấp nhận thẻ (POS) trên toàn quốc cũng như nước ngoài. Hơn nữa với tất cả các chi tiêu qua thẻ thanh toán toàn cầu VIB Platinum, khách hàng đều được nhận hoàn tiền lên đến 5%.
Việc mở tài khoản hiện khá đơn giản và nhanh chóng. Khách hàng có thể hoàn tất đăng ký mở tài khoản trực tuyến tại website của VIB với thời gian chưa tới 2 phút. Khách hàng tại khu vực TP.HCM có thể chọn dịch vụ mở tài khoản tận nơi; theo đó, khách hàng sẽ không cần phải đến ngân hàng, sẽ có nhân viên VIB đến địa điểm chỉ định của khách hàng để nhận hồ sơ mở tài khoản.
Theo ý kiến của một số chuyên gia, số lượng người dân sử dụng tài khoản thanh toán có thể tăng nhanh trong thời gian tới nếu công tác truyền thông được đẩy mạnh, đặc biệt ở những vùng nông thôn, để người dân được biết hơn nữa về sự tiện lợi và an toàn khi sử dụng dịch vụ ngân hàng.
Bình luận (0)