Theo ông Sơn, vấn đề cốt tử trong đạo luật sửa đổi cần làm rõ lần này là kiểm soát tài sản không minh bạch và trách nhiệm chứng minh tài sản không hợp pháp của chủ sở hữu.
"Đã có một số ý kiến cho rằng, nếu truy thu tận cùng thì sẽ vênh hay xung đột với các quy định của luật khác. Tôi thì không cho là như vậy, bởi vấn đề này chưa từng đặt ra và tôi đang đề xuất để thành một nguyên tắc được thiết kế trong điều luật. Khi chúng ta đưa vào mới hình thành các thiết chế phục vụ”, ông Sơn nói.
Đối với việc giải trình nguồn gốc tài sản, ĐB Sơn cho rằng khi cán bộ đã kê khai thì đương nhiên phải chứng minh chứ không thể đòi người khác chứng minh hộ, và tài sản bất minh đó có thể bị tịch thu hoặc thực hiện đánh thuế từ 50 - 70% như một số nước đang áp dụng nhằm thu hồi tài sản cho xã hội.
tin liên quan
Phó Tư lệnh Quân khu 2: 'Tài sản tham nhũng đâu có cánh mà bay?'Theo thiếu tướng Sùng Thìn Cò, tài sản tham nhũng chỉ có thể chạy vào chỗ thân quen của người tham nhũng chứ không thể có cánh bay đi, do đó, cần cương quyết hơn trong thu hồi loại tài sản này.
Trao đổi với Thanh Niên bên lề kỳ họp Quốc hội hôm qua, ông Nguyễn Mạnh Cường, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cho biết ông ủng hộ những ý kiến mạnh mẽ của ĐB đối với việc truy đến cùng tài sản tham nhũng bất minh.
Tuy nhiên, đây là những vấn đề rất mới cần phải có sự cân nhắc thận trọng. Theo ông Cường, nhiều nước trên thế giới đã áp dụng cơ chế tịch thu tài sản nếu quan chức không giải trình được nguồn gốc về tài sản.
Tuy nhiên cơ chế này phải thực hiện theo thủ tục rất chặt chẽ, bởi muốn nói một người có tội hay không có tội, phải theo một trình tự thủ tục tố tụng và phải do một cơ quan có thẩm quyền quyết định. “Về mặt nguyên tắc, cơ quan soạn thảo có thể thiết kế các quy định tịch thu các tài sản bất minh, song phải theo một thủ tục, trình tự chặt chẽ”, ông Cường nói .
|
Bình luận (0)