Tầm quan trọng của việc làm lành vết thương hở đúng cách

16/04/2024 17:44 GMT+7

Vết thương hở là tình trạng các mô của cơ thể tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Và nếu không được làm lành đúng cách sẽ dễ gặp phải biến chứng nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và tăng nguy cơ hình thành vết sẹo xấu diễn biến phức tạp.

Vậy cùng tìm hiểu ngay dưới đây để hiểu rõ về tầm quan trọng của việc làm lành vết thương hở đúng cách. Và theo dõi cách làm lành vết thương đúng chuẩn y khoa ngay tại nhà ngăn ngừa biến chứng xấu và hạn chế tối đa sự hình thành sẹo.

Tầm quan trọng của việc làm lành vết thương hở đúng cách- Ảnh 1.

Vết thương hở là gì?

Trước khi hiểu rõ về vết thương hở là gì? Chúng ta cần biết vết thương được chia thành 2 loại là vết thương hở và vết thương kín. Vết thương kín là cấu trúc da không bị rách hay vỡ mà chỉ tổn thương mô dưới da hoặc gặp phải tình trạng xuất huyết dưới da như vết bầm tím. Còn vết thương hở là vết rách trên bề mặt da và các mô bên trong lộ ra ngoài. Nguyên nhân gây vết thương hở có thể do té ngã, chấn thương, va đập hay phẫu thuật.

Làm thế nào để vết thương hở mau lành còn tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết thương và cách chăm sóc. Theo các chuyên gia da liễu vết thương hở được phân thành những loại cơ bản dưới đây.

  • Vết thương trầy xước, xây xát: Khi làn da cọ xát hay trượt trên bề mặt thô ráp cũng hình thành vết thương hở. Dù loại vết thương hở này ít gây chảy máu nhưng để quá trình lành vết thương diễn ra thuận lợi cần người bệnh phải luôn vệ sinh sạch sẽ, loại hết tất cả dị vật và ngăn ngừa nhiễm trùng.
  • Vết rách da: Một vết hở sâu hay một vết rách trên bề mặt da và thường xảy ra sau tai nạn, các sự cố liên quan đến dao, máy móc, các dụng cụ sắc nhọn khác. Đây là loại vết thương hở mà có thể dẫn tới tình trạng chảy máu dữ dội nếu không được xử trí đúng cách.
  • Vết giật: Tình trạng vết thương có làn da bị xé toạc và để lộ cấu trúc ở bên dưới như mô dưới da, cơ gân, xương. Vết thương hở giật nghiêm trọng hơn vết rách da và làm tổn thương đến các mô ở sâu rồi gây chảy nhiều máu. Vết thương hở này liên quan đến cơ chế co kéo da và mô dưới da một cách mạnh bạo. Nó thường liên quan đến áp lực như vụ nổ, do động vật tấn công hay tai nạn xe cơ giới.
  • Vết thương thủng: Có thể là những mảnh vụn hay kim tiêm gây ra vết thương thủng cấp tính và chỉ gây ảnh hưởng đến các lớp mô bên ngoài. Một số vết thương thủng do dao hay đạn bắn có nguy cơ gây tổn thương mô sâu dưới da, thậm chí là sâu vào các cơ quan nội tạng và gây xuất huyết đáng kể.
  • Vết thương mổ: Những vết thương này thường sạch, thẳng lên da và phổ biến trong phẫu thuật y tế. Ngoài ra, nó còn liên quan đến tai nạn dao, lưỡi lam, kính vỡ và các vật sắc nhọn khác. Nó thường gây chảy máu nhiều và nhanh. Nếu vết thương quá sâu có thể gây tổn thương cơ và dây thần kinh nên phải thực hiện khâu vết thương.
Hướng dẫn chăm sóc vết thương hở do tai nạn - VnRoyal

Những biến chứng nguy hiểm dễ gặp phải khi chăm sóc vết thương hở sai cách

Trên bề mặt da là nơi trú ẩn của rất nhiều loại vi khuẩn. Vậy nên, vết thương hở cần phải được chăm sóc và vệ sinh đúng cách để giảm nguy cơ nhiễm trùng. Dưới đây là một số dấu hiệu và triệu chứng của vết thương bị nhiễm trùng gồm có:

  • Đỏ, sưng tấy và vùng da ấm xung quanh vết thương.
  • Cơn đau ngày càng trầm trọng hơn.
  • Vết thương có dịch hay mủ tụ.
  • Có thể xuất hiện vết loét hay mụn nước.
  • Sốt cao.
  • Sưng hạch bạch huyết.
Hình ảnh vết thương bị nhiễm trùng : Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều  trị

Các bác sĩ khuyến cáo, nhiễm trùng có thể hình thành từ vết thương hở rất nhiều. Trong đó, có một số tình trạng phổ biến và gây biến chứng nghiêm trọng cho người bệnh. Cùng tìm hiểu để thấy được sự quan trọng của việc chăm sóc vết thương hở đúng cách.

Nhiễm trùng tụ cầu khuẩn

Staphylococcus là một nhóm vi khuẩn xuất hiện trên làn da và ở bên trong mũi. Chúng không gây bệnh nhưng khi xâm nhập vào cơ thể qua vết thương hở lại dẫn tới tình trạng nhiễm trùng tụ cầu. Theo thời gian, nhiễm trùng tụ cầu vẫn có thể tồn tại trong da và ảnh hưởng đến tuyến mồ hôi, tuyến dầu. Nhóm vi khuẩn này cũng có thể lây lan khắp cơ thể và tác động đến nhiều cơ quan khác.

Uốn ván (Lockjaw)

Clostridium tetani (C.tetani) xâm nhập vào vết thương hở trên da gây nên tình trạng uốn ván. Tồn tại trong cơ thể, C. tetani có thể gây co thắt cơ đau ở cổ, hàm và có nguy cơ gây tử vong.

Tầm quan trọng của việc làm lành vết thương hở đúng cách- Ảnh 4.

Viêm cân mạc hoại tử

Đây là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn hiếm gặp và gây chết mô mềm. Vi khuẩn này được gọi là Streptococcus nhóm A, phát triển đột ngột và lây lan nhanh chóng. Viêm cân mạc hoại tử là chỉ tình trạng bệnh lý nặng và cần điều trị ngay lập tức. Nó có thể gây nhiễm trùng huyết, hội chứng sốc nhiễm độc, suy đa tạng và thậm chí tử vong.

Một số triệu chứng của bệnh viêm cân mạc hoại tử giống như của bệnh cúm gồm có đau dữ dội gần vết thương, da đỏ hoặc tím gần vết thương, sốt, đau bụng, đau họng, buồn nôn, bệnh tiêu chảy, ớn lạnh và đau cơ.

Vết thương mãn tính

Chỉ tình trạng vết thương mất một thời gian dài hơn bình thường để chữa lành hay liên tục tái phát. Nguyên nhân gây ra vết thương mãn tính gồm nhiễm trùng nặng do vi khuẩn, suy yếu chức năng miễn dịch và một số tình trạng sức khỏe tiềm ẩn khác. Một số người mắc bệnh tiểu đường hay ung thư cũng có thể làm tăng nguy cơ phát triển các vết thương mãn tính.

Tầm quan trọng của việc làm lành vết thương hở đúng cách- Ảnh 5.

Chăm sóc vết thương hở như thế nào đúng chuẩn y khoa ngay tại nhà ngăn ngừa nguy cơ xấu?

Chăm sóc vết thương hở đúng cách là yếu tố tiên quyết quyết định đến thời gian phục hồi và giảm nguy cơ gặp phải biến chứng nhiễm trùng nguy hiểm cùng sự hình thành sẹo xấu. Đối với những vết thương hở sâu rộng và nghiêm trọng thì bắt buộc bạn phải đến cơ sở y tế để được bác sĩ hỗ trợ. Còn với các vết thương hở có diện tích nhỏ và không quá sâu, tình trạng nhẹ thì các bạn có thể tự điều trị và chăm sóc ngay tại nhà. Khi chăm sóc vết thương hở tại nhà cần thực hiện theo trình tự chuẩn y khoa dưới đây để đảm bảo vết thương mau lành và không gặp phải những biến chứng gây nguy hiểm tới sức khỏe.

  • Bước 1: Việc đầu tiên các bạn cần làm khi xử lý vết thương hở tại nhà là cầm máu. Nên dùng khăn sạch hay giấy ép lên vết thương để đẩy nhanh quá trình làm đông máu.
  • Bước 2: Việc tiếp theo cần làm là sát khuẩn và làm sạch vết thương hở. Đầu tiên, bạn cần sát khuẩn tay và các loại dụng cụ y tế trước khi vệ sinh vết thương hở. Có thể dùng dung dịch sát khuẩn hay xà phòng như ô xy già, cồn để rửa tay. Nếu có sử dụng dụng cụ kim loại có thể dùng cồn để đốt. Nên sử dụng bông băng vô trùng, loại bông vẫn còn ở trong bao bì kín và không sử dụng lại. Bước này vô cùng quan trọng bởi nó giúp loại bỏ nguy cơ nhiễm trùng. Bạn cần dùng dung dịch sát khuẩn, nước muối sinh lý hoặc nước sạch để rửa miệng vết thương hở. Trong quá trình rửa vết thương cần loại bỏ tất cả dị vật và vi khuẩn. Đối với vết thương quá lớn hay có dị vật như thủy tinh, vật thể lạ cần đến các cơ sở y tế hay bệnh viện. Chú ý, các bạn nên tránh các loại dung dịch có chứa ô xy già hay cồn để rửa vết thương bị hở.
  • Bước 3: Dưỡng ẩm vết thương là bước tiếp theo cần làm. Bởi độ ẩm rất cần thiết đối với quá trình lành thương và hạn chế hình thành sẹo xấu. Độ ẩm được duy trì sẽ thúc đẩy nhanh quá trình lên da non. Các bạn cần chú ý việc dưỡng ẩm chỉ được thực hiện khi vết thương đã khô miệng và không còn chảy mủ hay dịch.
  • Bước 4: Với những vết thương nhỏ không cần băng bó mà chỉ cần bảo vệ vết thương không bị nhiễm bẩn. Còn với vết thương lớn thì sau khi vệ sinh và sát trùng nên băng bó lại. Việc này sẽ tránh được tình trạng vết thương va chạm hay cọ xát có thể gây đau và nhiễm bẩn. Có thể dùng gạc vô trùng để quấn quanh miệng vết thương hở và không được để băng quá chật.
  • Bước 5: Thay băng mỗi ngày để đảm bảo vết thương hở luôn khô thoáng và theo dõi tình trạng để nhận biết sớm biến chứng có thể xẩy ra. Nếu bạn phát hiện biểu hiện vết thương vết thương lâu lành, sưng đỏ và viêm nhiễm có kèm theo mủ hoặc dịch bất thường… hãy đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Tầm quan trọng của việc làm lành vết thương hở đúng cách- Ảnh 6.

Vậy là các bạn đã hiểu quy trình chăm sóc vết thương hở tại nhà thì làm sạch và băng kín là hai bước quan trọng nhất. Nhưng hiện nay các loại băng truyền thống sẽ gây cản trở việc đánh giá tiến trình lành thương và khi thay mới gây kích thích chảy máu lại và làm đau tại vết thương. Đặc biệt, với những vết thương hở lớn như cắt phẫu thuật, vết mổ sẽ gây nhiều khó khăn khi chăm sóc tại nhà.

Để quá trình lành thương diễn ra nhanh hơn ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng; đồng thời khắc phục nhược điểm sử dụng bằng gạc truyền thống và hạn chế hình thành sẹo xấu diễn biến phức tạp thì sử dụng bình xịt HemaCut Spray chính là giải pháp hàng đầu hiện nay. Được nghiên cứu và phát triển bởi Viện Hàn lâm Khoa học Cộng Hòa Séc, HemaCut Spray dạng xịt hỗ trợ chữa lành vết thương hở nhờ công nghệ POLYMER TRISS và HEXAMETHYLDISILOXANE tạo màng kháng khuẩn bảo vệ vết thương đang được sử dụng phổ biến tại phòng khám, bệnh viện lớn và người dùng sử dụng tại nhà.

Xịt lành thương HemaCut Spray được ứng dụng trong quản lý nhiều loại vết thương hở như trầy xước, vết cắt, vết rạch, vết mổ phẫu thuật thẩm mỹ bỏng cấp I &II và dùng cho các vết loét từ cấp tính đến mãn tính.

Tầm quan trọng của việc làm lành vết thương hở đúng cách- Ảnh 7.

Xem thêm review chi tiết về chai xịt lành thương Hemacut Spray tại đây.

Vậy Hemacut Spray có gì đặc biệt mà được người dùng tin tưởng sử dụng dù mới xuất hiện ở Việt Nam chưa lâu? Xịt lành thương HemaCut Spray ứng dụng Silicone y tế hóa lỏng, đạt độ tương thích sinh học cao với làn da, đảm bảo đạt hiệu quả liền thương trong 8-10 ngày. Cụ thể, Hemacut Spray tạo màng bảo vệ suốt 24H, ngăn nhiễm khuẩn, kháng bụi, ô nhiễm và kiến tạo môi trường ẩm, lý tưởng liền thương hạn chế tối đa sự hình thành sẹo diễn biến phức tạp. Sản phẩm còn kết hợp công nghệ RAS độc quyền giúp giảm đau, giảm rát và làm dịu vết thương.

Banner Hands-on

Hemacut Spray chính thức có mặt tại Rejuvaskin Việt Nam. Thương hiệu dược mỹ phẩm Rejuvaskin được đánh giá cao với các giải pháp quản lý và ngăn ngừa sẹo hiệu quả, an toàn. Và Rejuvaskin hiểu rõ quá trình quản lý sẹo cần chú trọng từ giai đoạn vết thương hở và đảm bảo vết thương phục hồi ổn định. Chính vì thế, Rejuvaskin Việt Nam bổ sung xịt lành thương HemaCut Spray trong hệ sinh thái giúp cung cấp giải pháp toàn diện giúp ngăn ngừa và điều trị sẹo hiệu quả tận gốc.

Thông tin liên hệ:

Nhập khẩu và phân phối tại Việt Nam bởi Công ty TNHH Rejuvaskin Việt Nam

  • Địa chỉ: 166 Nguyễn Văn Thương, P.25, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
  • Website: https://hemacut.vn/
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.