Tâm sự game thủ 3Q Củ Hành: Nước mắt người ở lại

23/05/2015 10:00 GMT+7

Với những game thủ MOBA, bị đồng đội bỏ rơi và lâm vào thế team thiếu người có lẽ là "cực hình" đau khổ nhất. Những người ở lại này chẳng thế làm gì khác ngoài việc... khóc thầm, chứng kiến team thua trận.

Đối với các game thủ có đam mê thể loại game MOBA nói chung và 3Q Củ Hành nói riêng, thì việc gặp phải một số “thành phần bất hảo” thoát game khi trận đấu đang diễn ra là chuyện xảy ra như cơm bữa. Hiện nay vẫn có rất nhiều game thủ sử dụng cách thức này để gây ức chế cho đồng đội cũng như tự tạo niềm vui cho bản thân, bằng cách chứng kiến “cơn giận” của người khác.

Trong thể thức thi đấu 5 vs 5 hoặc 10 vs 10, nếu một trong hai team vì một lý do nào đó thiếu người (afk - away from keyboard, hoặc rớt mạng,…), thì việc “ăn hành” từ đối phương là chuyện khó tránh khỏi. Có thể nói, những kẻ đã vô tình hay cố ý thoát khỏi trận đấu này đã để cho người ở lại những hậu quả ức chế, mà chỉ có khi rơi vào hoàn cảnh như vậy các bạn mới thực sự cảm nhận được.

3Q Củ Hành: Nước mắt người ở lại

Rất nhiều trận đấu đang diễn ra của 3Q Củ Hành có người chơi thoát game giữa chừng

Những người chuyên gây ức chế này, họ là bất kỳ ai từ trẻ con, nam thanh nữ tú, người lớn tuổi,… và trình độ chơi game của họ cũng có thể từ mức “gà” cho đến dân “pro”. Tất cả đều có nguy cơ là những “kẻ phá bỉnh” tiềm ẩn. Nhưng cho dù đó có là loại nào (afk, quitter, troll…) đi nữa, thì nhất định chúng ta cũng sẽ cầu mong họ không bao giờ tồn tại trong team của mình.

Bạn có thể hình dung trong một trận đấu, nếu team của bạn 5 người thì có hết 2 người không muốn vào game để thi đấu, trận dấu sẽ diễn ra tồi tệ như thế nào. Họ thể hiện sự vô trách nhiệm của mình với các thành viên còn lại trong team như: feed (một hình thức tự sát để phe địch có cơ hội mạnh lên rất nhanh) vô tội vạ, chửi bới những thành viên không làm theo cách của họ vì cho rằng bản thân mình là những “thánh pro”, sẵn sàng vào game để afk và không quan tâm đến những gì diễn ra trong game. Họ có những cảm giác thích thú khi chứng kiến cảnh đồng đội “gào thét” thảm thiết tên mình, hoặc vì đơn giản là không thích những cách “sắm” đồ của các thành viên trong team.

Cần lưu ý, trong một trận đấu 5 vs 5 hoặc 10 vs 10, chỉ cần trong team của bạn thiếu đi từ 1 đến 2 thành viên thì có đến 90 là sẽ bị “ăn hành” đến cay cả mắt.

3Q Củ Hành: Nước mắt người ở lại

Nhưng đôi khi, không phải tất cả những người chơi thoát game đều là những “kẻ” vô trách nhiệm. Có những trường hợp người chơi thật sự gặp phải những tình huống bất khả kháng nên mới đành bỏ team, vì vậy chúng ta có thể tha thứ được. Ví dụ đang chơi thì nhà cúp điện, bị mất kết nối internet, bận đi công việc đột xuất hoặc sếp “bỗng dưng” vào phòng… 

Rất nhiều game thủ phản ứng gay gắt, và cho rằng những người phá game này là "những kẻ bệnh hoạn”, với luận điểm: việc nhận thức của những “thánh troll”, afk và quitter luôn có vấn đề, họ vô trách nhiệm một cách có ý thức và sẵn sàng xem đó như là một niềm vui, điều này sẽ không bao giờ tồn tại ở một con người có nhận thức một cách bình thường.

Cộng đồng game thủ đã bỏ ra khá nhiều công sức để kêu gọi và bài trừ tệ nạn trên, nhưng bản chất vẫn là bản chất. Khi gặp những trường hợp này, cách tốt nhất là chúng ta nên khóa chat để không còn nhìn thấy những nội dung, có thể gây ảnh hưởng đến tâm lý thi đấu của chúng ta. Việc im lặng và cố gắng thi đấu hết sức mình đôi khi lại có thể khơi dậy một chút “lòng trắc ẩn” còn sót lại của những “kẻ phá bỉnh”.

3Q Củ Hành: Nước mắt người ở lại

3Q Củ Hành đã thực hiện một số biện pháp “bàn tay sắt” với những “kẻ phá hoại”. Tuy nhiên đó vẫn chỉ là những biện pháp hạn chế mang tính tạm thời. Trong game, hệ thống sẽ tự động kết nối lại cho người chơi bị mất điện hoặc rớt mạng. Những chủ phòng có thể cài đặt tùy chọn để hạn chế tối đa những người chơi có phần trăm chạy trốn cao. Một tính năng khá hay nữa của 3Q là hệ thống sẽ tự động phát hiện những người chơi “bất động” trong một khoảng thời gian nhất định, để những thành viên còn lại bỏ phiếu “trục xuất”. Hoặc để tránh bị ăn hành, 3Q cũng cho phép team có thể xin hàng sau khi tất cả các thành viên trong đội bỏ phiếu chấp thuận.

Việc các Nhà phát hành sử dụng chiến dịch “bàn tay sắt” cũng chỉ là phương án tạm thời. Chúng ta ai cũng biết rằng “Đạo cao một thước, Ma cao một trượng”, cho nên dù có sử dụng biện pháp cứng rắn cách mấy thì đến một ngày nào đó những “kẻ phá phách” vẫn sẽ luôn đuổi kịp. Có lẽ, những giọt nước mắt của người ở lại vẫn sẽ còn tuôn rơi dài dài, nếu ý thức của một bộ phận game thủ không khá lên so với hiện nay. 

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.