Phái đoàn Taliban, dẫn đầu là thủ lĩnh Abdul Salam Hanafi, dự một cuộc họp báo sau các cuộc đàm phán quốc tế tại Moscow (Nga) hôm 20.10 |
reuters |
Hội nghị mới đây về Afghanistan do Nga tổ chức ở Moscow là một sự kiện như vậy. Sự khác biệt cơ bản nhất so với tất cả những lần hội họp trước là bây giờ Taliban đã trở lại cầm quyền ở Afghanistan.
Mỹ, EU, Đức, Trung Quốc, Pakistan, Qatar đều đã có tiếp xúc và trao đổi trực tiếp với Taliban sau khi lực lượng này trở lại cầm quyền ở Afghanistan. Sau Nga, Iran cũng sẽ tổ chức một hội nghị quốc tế về Afghanistan. Tất cả đều tận dụng tình thế mới ở Afghanistan để gây dựng quan hệ và tác động trực tiếp tới Taliban, nhằm định hình ảnh hưởng ở nước này. Tất cả đều lo ngại về nguy cơ Afghanistan trở thành thánh địa mới của các tổ chức, lực lượng và phần tử khủng bố Hồi giáo cực đoan.
Tiếp xúc song phương và những hội nghị quốc tế như thế này là cơ hội vô cùng giá trị mà Taliban tận dụng bằng mọi giá. Taliban giờ lệ thuộc vào sự hợp tác và trợ giúp của thế giới bên ngoài trên nhiều phương diện, bởi chưa thể tự giải quyết được các vấn đề cấp thiết như cứu trợ nhân đạo, khôi phục phát triển kinh tế xã hội... Đồng thời, Taliban còn lợi dụng những hoạt động ngoại giao đa phương và song phương như thế này để phân hóa các đối thủ với các đối tác của Taliban, tìm kiếm sự công nhận ngoại giao, tranh thủ nguồn trợ giúp tài chính và tạo áp lực cho việc gỡ bỏ phong tỏa tài sản của Afghanistan ở Mỹ và các nước phương Tây.
Taliban giết 4 "kẻ bắt cóc", treo xác thị chúng |
Bình luận (0)