Cụ thể: năm 2009 thu đạt 52.191 tỉ đồng, chiếm 19,3% trong tổng thu ngân sách nhà nước và bằng 3,15% GDP; năm 2010 hơn 82.000 tỉ đồng, chiếm 22,5% tổng thu ngân sách nhà nước và bằng 4,15% GDP. Tương tự, năm 2011 hơn 97.000 tỉ đồng, chiếm 22,5% trong tổng thu và bằng 3,83% GDP; năm 2012 khoảng 107.000 tỉ đồng, chiếm 23,1% trong tổng thu, bằng 4,23% GDP.
Số liệu rõ ràng cho thấy thuế giảm, ngân sách không ngừng tăng, nó không giống như những gì nhà quản lý tuyên bố.
Thay vì tính toán, việc giảm thuế sẽ có tác động tích cực, giúp DN hồi sinh, nguồn ngân sách được nuôi dưỡng thì Bộ Tài chính chỉ chăm chăm tính toán việc giảm 1% thuế thu nhập DN khiến ngân sách giảm thu 6.000 tỉ đồng, giảm 2% mất hơn 12.000 tỉ đồng.
Nhìn sang các nước, Thái Lan đã giảm thuế thu nhập DN xuống còn 23%, riêng DN vừa và nhỏ thuế suất chỉ 15%; Trung Quốc cũng chỉ áp cho đối tượng này 20%, các quốc gia khác thậm chí còn thấp hơn rất nhiều. Chính sách này giúp các DN của họ có điều kiện giảm chi phí, giá thành sản phẩm, hàng xuất khẩu có sức cạnh tranh cao, ngoài ra còn hấp dẫn và thu hút được lượng lớn các nhà đầu tư nước ngoài, với nguồn vốn FDI không ngừng tăng lên.
Trong bối cảnh nền kinh tế đang khát từng đồng vốn thì tận thu sẽ là tận diệt DN, tận diệt ngân sách. Vì vậy đã đến lúc cần phải có thay đổi trong suy nghĩ, điều hành chính sách, mạnh dạn giảm, giãn, miễn thuế để DN có thể tăng tích lũy đầu tư, hồi sinh, mở rộng sản xuất kinh doanh. Có như vậy ngân sách mới có nguồn thu một cách bền vững, chắc chắn nhất.
Anh Vũ
Bình luận (0)