• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Việc làm Liên hệ
Theo dõi báo trên

Tạo ra thịt viên làm từ thịt voi ma mút

Ngọc Quý
Ngọc Quý
31/03/2023 17:07 GMT+7

Bằng cách nuôi cấy thịt trong phòng thí nghiệm, các nhà nghiên cứu ở Úc đã tạo ra thành công thịt viên làm từ thịt voi ma mút. Họ làm được việc này là nhờ sử dụng ADN của voi ma mút, loài động vật đã tuyệt chủng từ lâu.

Nơi tạo ra loại thịt viên làm từ thịt voi ma mút này là Vow, một công ty khởi nghiệp về thịt nhân tạo ở Úc. Mục tiêu của việc tạo ra thịt nhân tạo là để giảm tiêu thụ thịt từ ngành chăn nuôi, nhờ đó làm giảm những tác động tiêu cực lên môi trường, theo tờ The Independent (Anh).

Tạo ra món thịt viên làm từ thịt voi ma mút  - Ảnh 1.

Các nhà khoa học ở Úc đã tái tạo thành công thịt voi ma mút đã tuyệt chủng

SHUTTERSTOCK

Thịt nhân tạo hay còn gọi là thịt nuôi cấy, được tạo ra bằng cách sử dụng tế bào, ADN động vật và nuôi cấy chúng trong phòng thí nghiệm. Những người ủng hộ thịt nhân tạo tin rằng nỗ lực này sẽ giúp giảm được tình trạng giết mổ động vật.

Để tạo ra thịt viên voi ma mút, công ty đã làm việc với Giáo sư Ernst Wolvetang tại Viện Kỹ thuật sinh học Úc thuộc Đại học Queensland (Úc). Họ đã thu thập trình tự vật liệu di truyền của protein myoglobin trên voi ma mút. Myoglobin có chức năng liên kết sắt, ô xy và tồn tại nhiều trong mô cơ động vật có vú. Tuy nhiên, trình tự vật liệu di truyền nhóm khoa học thu thập được không đầy đủ, đoạn nào thiếu thì sẽ dùng ADN của voi để lắp vào.

Chuỗi ADN này sau đó được đưa vào tế bào gốc của một con cừu. Tế bào sau đó đã phân chia và tạo ra hàng tỉ tế bào, cuối cùng hình thành khối thịt của voi ma mút. Toàn bộ quá trình này chỉ diễn ra trong khoảng vài tuần.

Thịt viên được làm từ thịt voi ma mút này mới đây đã được trưng bày tại bảo tàng khoa học Nemo ở thành phố Amsterdam (Hà Lan).

Giáo sư Wolvetang cho biết trong tương lai nhóm nghiên cứu có thể tạo ra loại thịt voi ma mút an toàn và có thể thỏa các điều kiện để được cơ quan quản lý phê duyệt, theo The Independent.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.