Công nghệ này đã mở ra nguồn cung phôi thai dồi dào cho y học. Những người phản đối nghiên cứu lo ngại nó sẽ tạo một cách mới để nhân bản vô tính, điều mà hiện đang bị cấm, theo Daily Mail.
Các nhà khoa học dự đoán công nghệ này gần như chắc chắn không thế tiến hành trên người trong ít nhất nhiều thập kỷ nữa. Họ đã kết hợp 2 loại tế bào gốc và tạo thành phôi thai giai đoạn đầu, hay còn gọi là túi phôi, một túi rỗng chứa nhiều tế bào trong đó.
Khi túi phôi được cấy vào tử cung, các tế bào bắt đầu phát triển giống hệt một phôi thai được thụ tinh thông thường vào lúc 3,5 ngày tuổi. Tuy nhiên, phôi cấy này sau đó đã bị hư.
Công nghệ trên được thực hiện trên chuột. Nhóm nghiên cứu kỳ vọng trong vòng 3 năm tới, họ có thể hoàn chỉnh công nghệ và cho phép tạo ra một con chuột mà không cần sử dụng trứng hay tinh trùng.
Hiện tại, các nhà khoa học vui mừng vì sẽ có nhiều phôi thai để tiến hành nghiên cứu về vô sinh, cũng như thử nghiệm các loại thuốc điệu trị mới.
“Phôi thai rất quý vì thế không thể sử dụng tùy tiện để thử nghiệm thuốc, chúng ta không có nhiều phôi thai cho việc này. Với số lượng lớn phôi được tạo ra, chúng sẽ cho phép thử nghiệm thuốc điều trị vô sinh trong tương lai”, giáo sư Nicholas Rivron, một trong những tác giả chính của nghiên cứu tại Đại học Maastricht (Hà Lan), cho biết.
Bình luận (0)