Tập đoàn Mavin và mối ‘lương duyên’ với đất Sen Hồng

04/05/2024 08:00 GMT+7

Nói về mối “lương duyên” với tỉnh Đồng Tháp, ông David John Whitehead, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Mavin, cho biết đầu năm 2016, Mavin quyết định mở rộng hoạt động đến các tỉnh miền Nam và Đồng Tháp là sự lựa chọn của tập đoàn.

Chọn Đồng Tháp vì tỉnh có tư duy mới, cấp tiến

Ông David John Whitehead kể: "Từ những bước khởi đầu, chúng tôi nhận được sự chào đón và hỗ trợ nhiệt tình từ các lãnh đạo và các cấp chính quyền tỉnh Đồng Tháp. Đó là những con người rất chuyên nghiệp, cởi mở và có trách nhiệm rất cao với sự phát triển của địa phương. Vì thế, chúng tôi gắn bó và mong muốn tiếp tục mở rộng đầu tư tại Đồng Tháp".

Kiên định với lộ trình khép kín chuỗi giá trị từ nông trại tới bàn ăn và mục tiêu phát triển bền vững, Tập đoàn Mavin đang đầu tư nhiều dự án lớn trên cả nước, trong đó Đồng Tháp được chọn là điểm đến tiềm năng, với nhiều dự án chăn nuôi quan trọng.

Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi Mavin Austfeed Đồng Tháp

Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi Mavin Austfeed Đồng Tháp

Năm 2018, Mavin đưa vào hoạt động Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi Mavin Austfeed Đồng Tháp tại KCN Cái Tàu Hạ (xã An Nhơn, H.Châu Thành). Nhà máy được xây dựng với diện tích 4,9 ha, vốn đầu tư 675 tỉ đồng, công suất thiết kế 400.000 tấn/năm; ứng dụng công nghệ tiên tiến của hãng Buhler (Thụy Sĩ) và đạt đẳng cấp thế giới tại Việt Nam. Đối với Mavin, nhà máy là sự khởi đầu quan trọng để hoàn thiện chuỗi giá trị "từ nông trại tới bàn ăn" tại miền Nam nước ta.

Không chỉ đóng góp về thuế, nhà máy đi vào hoạt động còn tạo việc làm cho hàng trăm lao động trên địa bàn. Về khía cạnh chuyên môn, dự án nằm trong chiến lược mở rộng sản xuất, đáp ứng nhu cầu thức ăn chăn nuôi cho thị trường miền Tây, góp phần giảm thiểu đáng kể chi phí người chăn nuôi. Điều này thực sự quan trọng, nhất là trong bối cảnh toàn ngành đang đối diện với muôn vàn khó khăn, thách thức do giá cả đầu vào gia tăng phi mã như vừa qua.

Bên cạnh đóng góp cho phát triển kinh tế của địa phương, Mavin cũng tích cực tham gia nhiều hoạt động phát triển cho cộng đồng. Tiêu biểu như chương trình an sinh xã hội cho học sinh nghèo các tỉnh miền Tây, tết cho người nghèo ở H.Châu Thành, H.Cao Lãnh (Đồng Tháp); đồng hành giải cứu khoai lang tím, hỗ trợ đồng bào bị ảnh hưởng dịch Covid-19…

Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Mavin khẳng định ngoài những lợi thế đặc biệt so với các tỉnh trong khu vực như vị trí địa lý thuận lợi, con người cần mẫn thì Đồng Tháp được ví như một "đóa sen mới nở", với nhiều chính sách mới, tư duy mới rất sáng tạo và cấp tiến. Chính vì lẽ đó, Tập đoàn Mavin quyết định chọn Đồng Tháp là trung tâm cho các hoạt động kinh doanh để Mavin tiếp tục mở rộng hoạt động khép kín chuỗi giá trị tại các tỉnh phía Nam.

Trung tâm nghiên cứu và phát triển giống công nghệ cao Mỹ Long có vai trò quan trọng trong việc tái cơ cấu chăn nuôi của tỉnh Đồng Tháp

Trung tâm nghiên cứu và phát triển giống công nghệ cao Mỹ Long có vai trò quan trọng trong việc tái cơ cấu chăn nuôi của tỉnh Đồng Tháp

Ảnh: CTV

Tiếp tục mở rộng đầu tư tại đất Sen hồng

Năm 2023, Tập đoàn Mavin tiếp tục đầu tư Dự án xây dựng Trung tâm nghiên cứu và phát triển giống công nghệ cao Mỹ Long tại xã Mỹ Long (H.Cao Lãnh) nhằm sản xuất heo giống; gà, vịt thịt giống công nghệ cao. Đây hiện là một trong những dự án về nông nghiệp lớn của Đồng Tháp, nhận được nhiều sự quan tâm, khích lệ từ các cấp chính quyền địa phương.

Bên cạnh sản xuất con giống chất lượng cao, dự án còn tập trung các khía cạnh khác về xử lý chất thải và tái tạo nguồn nước theo mô hình nông nghiệp tuần hoàn nhằm thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường và giảm tiêu thụ tài nguyên tự nhiên của Mavin đang hướng đến. Với tổng vốn đầu tư lớn gần 20 triệu USD, Mavin tin tưởng sẽ đặt ra chuẩn mực mới về chăn nuôi công nghệ cao, tự động hóa và áp dụng kinh tế tuần hoàn trong hoạt động chăn nuôi của tập đoàn tại các tỉnh miền Tây.

Khi hoàn thiện, Dự án chăn nuôi quy mô 45 ha này sẽ có công suất 3.000 heo giống/năm, 70.000 heo thương phẩm/năm, 20.000 vịt giống/năm, 4 triệu vịt con/năm, 30.000 gà giống/năm và 6 triệu gà con/năm.

Việc thực hiện dự án đầu tư Trung tâm nghiên cứu và phát triển giống công nghệ cao tại xã Mỹ Long cũng có ý nghĩa to lớn về kinh tế - xã hội đối với Đồng Tháp. Bên cạnh đóng góp nguồn thu ngân sách cho tỉnh, còn tạo công ăn việc làm cho người dân, giúp thúc đẩy kinh tế phát triển.

Trung tâm giống công nghệ cao Mavin Mỹ Long áp dụng công nghệ chuồng hầm, xử lý nước và chất thải chăn nuôi theo mô hình tuần hoàn, giảm thiểu sử dụng nguồn tài nguyên mới và tăng tỷ lệ tái chế, tái sử dụng

Trung tâm giống công nghệ cao Mavin Mỹ Long áp dụng công nghệ chuồng hầm, xử lý nước và chất thải chăn nuôi theo mô hình tuần hoàn, giảm thiểu sử dụng nguồn tài nguyên mới và tăng tỷ lệ tái chế, tái sử dụng

Ảnh: CTV

Theo ông David John Whitehead, Trung tâm giống Mỹ Long sẽ áp dụng công nghệ chăn nuôi hiện đại, đạt chuẩn thế giới, giúp tạo ra con giống chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thịt thành phẩm chất lượng. Mặt khác, dự án được triển khai tại khu vực được quy hoạch chăn nuôi tập trung cũng giúp kiểm soát được nguy cơ ô nhiễm môi trường của khu vực.

Dự án cũng sẽ hỗ trợ kiến thức và kỹ thuật chăn nuôi chuyên nghiệp cho người dân địa phương, thúc đẩy kinh tế địa phương thông qua các hoạt động dịch vụ: chăn nuôi, vận tải, thương mại, kinh doanh thực phẩm, cũng như cải thiện điều kiện sống của người dân địa phương nhờ tiếp cận nguồn thực phẩm được chế biến tại địa phương với giá thành hợp lý.

Hiện nay, Mavin đang tiến hành các khâu cuối trong quá trình xây dựng hoàn thiện, dự kiến cuối năm 2024 sẽ đưa dự án vào khai thác vận hành. Với việc hướng đến mục tiêu nâng cao năng suất, chất lượng con giống chăn nuôi, Dự án Mavin Mỹ Long là câu trả lời cho chủ trương tái cơ cấu ngành chăn nuôi của tỉnh Đồng Tháp.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.