Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, đây là dự án cần đấu thầu quốc tế rộng rãi, với những điều kiện chặt chẽ để lựa chọn nhà đầu tư đủ năng lực cũng như hợp đồng ràng buộc được trách nhiệm.
Đầu tư EPC hoặc BTO
|
Với dự án đường cao tốc Bắc - Nam, ông Hòa gợi ý có thể đầu tư theo 2 hình thức EPC và BTO, theo đó với hợp đồng tổng thầu EPC (hợp đồng thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình) do đơn vị tự thực hiện từ thiết kế, thi công và chính quyền giám sát đơn vị này.
Với hợp đồng BTO (xây dựng - chuyển giao - kinh doanh), doanh nghiệp tư nhân sẽ đầu tư toàn bộ, sau đó chuyển giao cho chính quyền theo hướng mua lại toàn bộ hoặc mua dần từng phần dự án.
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Công cho biết trước đó Đại sứ quán VN tại Trung Quốc đã có thư giới thiệu Tập đoàn Thái Bình Dương với Chính phủ VN và các bộ ngành liên quan. Tại buổi tiếp, lãnh đạo Bộ GTVT khẳng định chủ trương đầu tư các đoạn tuyến dự án đường cao tốc Bắc - Nam sẽ thực hiện theo hình thức đấu thầu rộng rãi, minh bạch, không chỉ định thầu.
tin liên quan
Bộ GTVT báo cáo 3 phương án đường sắt cao tốc bắc - namTrả lời Thanh Niên, lãnh đạo Bộ GTVT cho biết, Tập đoàn Thái Bình Dương ngỏ ý muốn đầu tư “trọn gói”, theo hướng được chỉ định tham gia và sẽ bỏ vốn đầu tư. Tuy nhiên, quan điểm của Bộ GTVT là dự án phải đấu thầu công khai, nhà đầu tư nào đủ năng lực trúng thầu sẽ được giao thực hiện, không chỉ định cho bất kỳ doanh nghiệp nào.
Ràng buộc trách nhiệm ngay trong hợp đồng
|
Tuy nhiên, với quá nhiều bài học từ hàng loạt các công trình có sự tham gia của nhà thầu Trung Quốc đều nổi trội nhiều bất cập, hệ lụy, tiêu cực, làm mất lòng tin của người dân VN, Bộ GTVT cần hết sức cẩn trọng trước khi quyết định “bắt tay” với các nhà thầu đến từ quốc gia này. Các nhà thầu Trung Quốc rất thực dụng trong việc đưa những kỹ thuật, ý tưởng không tốt vào công trình với mục đích chính là tạo lãi nhiều cho họ. Họ thường tận dụng được các kẽ hở, dùng các biện pháp ngoại giao tiêu cực để đánh lừa mình, “chen chân” vào các dự án.
Từ những phân tích trên, TS Nguyễn Xuân Thủy đề xuất dù là đấu thầu quốc tế hay đấu thầu trong nước, cần đặt ra 4 tiêu chí, điều kiện cụ thể: Thứ nhất, phải dùng công nghệ tiên tiến, đạt tiêu chuẩn quốc tế nhưng phải áp vào thực tế tại VN, đảm bảo phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, giao thông, thói quen của người Việt. Thứ hai, đảm bảo giá cả tiết kiệm, tránh lặp lại trường hợp VN làm metro đắt gấp rưỡi thế giới, trong khi về mọi thứ từ giá cả vật liệu, nhân công… tại VN đều rẻ hơn rất nhiều. Thứ ba, tiến độ công trình phải được nêu rõ trong hợp đồng, đảm bảo thực hiện một cách nghiêm túc, chặt chẽ. Cuối cùng, tinh thần trách nhiệm, kỷ luật lao động và tất cả những phát sinh về chất lượng, tài chính.
“Nếu làm hợp đồng một cách chặt chẽ, nghiêm túc, khoa học, dù đấu thầu trong nước hay quốc tế vẫn đảm bảo được chất lượng, giá cả và tiến độ của công trình”, ông Thủy nêu ý kiến.
Đồng tình, một chuyên gia đấu thầu cho rằng tuy dính rất nhiều “vết” từ các dự án giao thông cho đến các dự án nhiệt điện, nhưng các nhà thầu Trung Quốc vẫn dễ dàng liên tiếp trúng thầu tại VN là do họ có lợi thế về giá nhân công rẻ, bỏ giá thấp, các đối thủ khác không cạnh tranh được. Họ cũng có nhiều “chiêu trò” để vượt qua các bước đánh giá kỹ thuật, năng lực.
“Do đó, phải có cơ chế kiểm soát chặt chẽ đối với chủ đầu tư. Quá trình lựa chọn nhà thầu công bố thật công khai, từ hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn, nguyên nhân thắng thầu… Mọi phát sinh trong quá trình thi công phải làm rõ trách nhiệm của từng bên, xử lý công khai, nghiêm khắc truy cứu trách nhiệm của từng cá nhân. Làm đúng, làm tới nơi tới chốn thì nhà thầu nước nào cũng không dám làm bậy”, vị này nhấn mạnh.
Bình luận (0)