Từ khoảng đầu 2016 đến nay, chỉ trong một thời gian ngắn, rất nhiều sản phẩm game mobile eSports (hoặc, được các nhà phát hành nỗ lực định hình như một sản phẩm eSports) đã đua nhau xuất hiện tại thị trường Việt, gây được sự chú ý lớn cho dư luận ngành game và cộng đồng game thủ. Đồng thời với đó là việc "tạo ra" một khái niệm về thể thao điện tử trên di động.
Đặt những viên gạch đầu tiên...
Thế nhưng, thể thao điện tử trên di động (hay gọi ngắn gọn là Mobile eSports - thuật ngữ được các chuyên gia ngành game sử dụng) được định nghĩa như thế nào, tiềm năng ra sao, liệu có thể trở thành tương lai của ngành game hay không… vẫn luôn là câu hỏi chưa có câu trả lời đối với những đơn vị/nhà phát hành.
Trên thế giới, chắc hẳn chưa game thủ nào quên được hành trình tự khẳng định mình của Vainglory trong công cuộc định nghĩa mobile eSports. Chỉ chưa đến một năm kể từ ngày xuất hiện đầu tiên, Vainglory đã tổ chức thành công giải vô địch thế giới đầu tiên, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng của thể loại game MOBA di động.
Kể từ đó, "noi gương" đàn anh, hàng loạt sản phẩm game di động có định hướng eSports, đề cao tính đối kháng được đưa vào sản xuất/phát triển và phát hành rộng rãi. Và người tiên phong cho công cuộc "đặt nền móng" xu hướng này tại Việt Nam không ai khác chính là Tập Kích (với phiên bản quốc tế có tên Crisis Action).
Tập Kích có thể không phải là mobile eSports đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam, tuy nhiên lại được nhìn nhận như là sản phẩm đặt những viên gạch đầu tiên trong cuộc xây dựng một định nghĩa hoàn chỉnh về thể thao điện tử trên di động. Trò chơi sở hữu những yếu tố đặc thù của một bộ môn eSports thuần chất, đó là gameplay đòi hỏi kỹ năng, có sự phân định cao thấp rõ ràng giữa người chơi với nhau, và kinh nghiệm vận hành, tổ chức giải đấu của VTC Mobile - một nhà phát hành danh tiếng.
Chính điều này đã khiến Tập Kích trở thành kẻ tiên phong - người mở đường, đồng thời cũng là người thách thức (để phát triển) nền thể thao điện tử trên di động tại Việt Nam...
HPL 2016 và hoàn thiện định nghĩa Mobile eSports
Tập Kích đã thể hiện thuyết phục cộng đồng mình xứng đáng, là một tựa game có thể trở thành môn thể thao điện tử và thi đấu được dưới mọi hình thức. Tập Kích mang trong mình nhiều chế độ chơi, đáp ứng tốt các thể thức thi đấu, luyện tập của một game eSports: Đấu đội, đấu đơn, sinh tử, đặt bom, zombie,… Mặc dù vậy, "cái chất" riêng biệt để khẳng định một sản phẩm xứng đáng với định nghĩa thể thao điện tử chính là các giải đấu chuyên nghiệp. Về khía cạnh này, có thể khẳng định rằng, nếu Tập Kích nhận mình số hai, sẽ chẳng có sản phẩm di động nào ở Việt Nam dám nhận số một!
Ngay từ thời điểm vừa "cập bến" Việt Nam vào khoảng thời điểm sau kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán dài ngày - thời điểm mà nhiều sản phẩm khác vẫn còn "ngủ đông", Tập Kích đã ngay lập tức đi vào công cuộc hiện thực hóa định nghĩa mobile eSports bằng hàng loạt các giải đấu quy mô toàn quốc, có chất lượng và tiền thưởng lên tới hàng tỉ đồng.
Tập Kích đã có những giải đấu "tiền tỉ" ngay từ khi mới phát hành tại Việt Nam
Thế nhưng nếu phải chỉ ra thời điểm chính xác mà sản phẩm này "hoàn thiện định nghĩa", chắc chắn phải nhắc tới Hero Pro League Việt Nam 2016 như là cột mốc tiêu biểu nhất. Không khó để nhận ra HPL 2016 đã trở thành một "cơn bão" trên các kênh truyền thông. Ngoài giải thưởng "khổng lồ" lên đến 240 triệu đồng tại Việt Nam, còn là giải đấu quốc tế có giá trị giải thưởng lên tới 1,5 triệu USD (35 tỉ đồng) diễn ra tại Trung Quốc với sự tham gia của nhiều cường quốc về thể thao điện tử. Chính quy mô "xuyên quốc gia" này đã khiến nhiều game thủ, thậm chí nhiều chuyên gia ngành game choáng ngợp.
Tất nhiên, nhiều giải đấu thể thao điện tử trên PC đã đạt tới quy mô như vậy, nhưng với một sản phẩm trên di động như Tập Kích, thì đây là một nỗ lực có phần liều lĩnh của đơn vị tổ chức giải đấu. Điều này cũng góp phần khẳng định tầm nhìn và kế hoạch bài bản trong việc hoàn thiện định nghĩa Mobile eSports của VTC Mobile thông qua giải đấu HPL - một giải đấu thể thao điện tử trên di động được đánh giá là "kiểu mẫu" tại Việt Nam.
Hy vọng rằng cũng chính từ "cột mốc" HPL này, mobile eSports sẽ ngày một phát triển trở thành một thành tố quan trọng không thể thiếu của thể thao điện tử Việt Nam trong hành trình vươn ra thế giới...
Thanh Niên Game sẽ liên tục cập nhật các tin tức liên quan trong bài viết tiếp theo!
Bình luận (0)