Nhận xét trên được Ủy viên Bộ Chính trị, Phó thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình - Trưởng ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ, nêu ra hôm qua (24.5) khi phát biểu kết luận hội nghị công bố chỉ số cải cách hành chính của các bộ, cơ quan ngang bộ (PAR INDEX) và chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) năm 2018.
Trễ hẹn phải nghiêm túc xin lỗi dân
|
Phó thủ tướng yêu cầu cần có nhiều hơn quy định, quy chế nói rõ bao nhiêu ngày nhận hồ sơ, nhận một lần hay mấy lần, trả lời sao khi hồ sơ chưa đầy đủ gắn với phân cấp, phân trách nhiệm và kiểm soát thủ tục. “Hội đồng tư vấn cải cách TTHC cần tăng cường đối thoại với người dân, DN, từ đó đề xuất kiến nghị, tháo gỡ vướng mắc. Phải giảm tỷ lệ trễ hẹn trả hồ sơ, nghiêm túc xin lỗi người dân, tổ chức khi trễ hẹn”, Phó thủ tướng yêu cầu. Cùng với đó, Phó thủ tướng lưu ý tình trạng một số tiêu chí chấm điểm vẫn còn bất cập, cần nghiên cứu sửa đổi để chính xác, công bằng, phù hợp hơn và đặc biệt là không để tình trạng “địa phương, bộ, ngành còn nhiều khiếu nại kéo dài, đông người mà được chấm điểm cao”.
Không có bất ngờ ở ngôi đầu
|
Ở nhóm cuối bảng xếp hạng của các bộ, ngành, nếu Bộ Y tế là cái tên quen thuộc khi lại đứng thứ 2 (từ dưới lên) thì Bộ GTVT tiếp tục tụt dốc để đứng "đội sổ".
Đánh giá chung, báo cáo cho biết ở khối bộ ngành, năm 2018 có 15 đơn vị tăng điểm so với năm 2017 (điểm số tăng đáng kể từ 76,30 năm 2017 lên 81,78 năm 2018) nhưng kết quả xác định chỉ số hành chính năm 2018 cho thấy các bộ còn nhiều tồn tại, hạn chế như trong công bố công khai TTHC và tỷ lệ TTHC được giải quyết đúng hạn theo quy định. Tỷ lệ điểm số đánh giá tác động của cải cách TTHC qua điều tra xã hội học tiếp tục không cao. Tỷ lệ điểm số trung bình mà các bộ nhận được qua điều tra xã hội học ở mức 70,91%.
Còn ở khối địa phương, tỷ lệ người dân, tổ chức hài lòng với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước nói chung của 63 tỉnh thành nằm trong khoảng 69,98% - 97,88%. Tỷ lệ người dân, tổ chức hài lòng với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước nói chung trong cả nước là 88,99%. Phân tích giá trị trung bình của 7 chỉ số thành phần giữa năm 2017 và 2018 cho thấy, có 4 chỉ số tăng song cũng có 3 chỉ số giảm giá trị trung bình là: cải cách TTHC; cải cách tổ chức bộ máy và cải cách tài chính công.
Bình luận (0)