Theo AppleInsider, nhà máy nói trên của Wistron được cho là sử dụng khoảng 10.000 công nhân và đang chịu trách nhiệm lắp ráp dòng iPhone 14 cho Apple. Khi nói về kế hoạch rút khỏi nhà máy trong tháng 5, một giám đốc điều hành giấu tên của Wistron cho biết rằng Apple đã khiến Wistron không thể có lãi.
Vị lãnh đạo này cho biết: "Wistron đã không thể kiếm được bất kỳ khoản tiền nào từ hoạt động kinh doanh của Apple ở Ấn Độ. Họ đã cố gắng đàm phán với Apple để có tỷ suất lợi nhuận cao hơn, nhưng là một công ty nhỏ hơn so với Foxconn và Pegatron trên toàn cầu, họ không có đòn bẩy cần thiết".
Bên cạnh đó, một vấn đề cũng khiến Wistron gặp khó trong hoạt động sản xuất iPhone cho Apple chính là việc nhà máy của họ đã bị Apple đưa vào diện quản chế sau khi chứng kiến các hành động từ Wistron đối với công nhân của họ và dẫn đến bạo loạn vào năm 2020. Wistron sau đó đã tổ chức lại bộ máy quản lý và đủ điều kiện để tiếp tục tham gia vào gói hỗ trợ trị giá 1 tỉ USD từ chính phủ Ấn Độ nhằm thúc đẩy sản xuất tại địa phương.
Tin tức về việc Wistron bán nhà máy ở Ấn Độ diễn ra không lâu sau khi Foxconn quyết định rút khỏi liên doanh trị giá 19,5 tỉ USD với Công ty Vedanta của quốc gia này. Nhưng nhìn chung, Ấn Độ vẫn đang hưởng lợi từ kế hoạch của Apple nhằm cắt giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc.
Với những bước đi của Tata Group sẽ khiến tập đoàn này trở thành công ty Ấn Độ đầu tiên chịu trách nhiệm sản xuất iPhone cho Apple.
Bình luận (0)