Tàu nghiên cứu biển lớn nhất của Trung Quốc |
CHụp Màn Hình CGTN |
Tàu nghiên cứu nói trên, mang tên Đại học Trung Sơn, có chiều dài 114,3 m, chiều rộng 19,4 m, lượng giãn nước 6.880 tấn và có thể chở 100 thành viên thủy thủ đoàn, theo CGTN.
Với các phòng thí nghiệm có tổng diện tích 720 m2, tàu mang tên Đại học Trung Sơn có khả năng nghiên cứu khoa học toàn diện. Tàu sẽ có chuyến thám hiểm khoa học đầu tiên đến Biển Đông vào tuần tới và dự kiến thực hiện nghiên cứu khoa học trong 3 lĩnh vực: khí quyển, đại dương và sinh học.
Cách đây hơn 2 tháng, tờ South China Morning Post dẫn lại thông tin từ báo Khoa học và Công nghệ thuộc nhà nước Trung Quốc cho hay tàu khảo sát địa chất mới của nước này, mang tên Thực nghiệm 6, sẽ thực hiện “những nhiệm vụ khoa học quan trọng” ở cửa sông Châu Giang thuộc tỉnh Quảng Đông và vùng biển ở phía bắc Biển Đông.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ: yêu sách Biển Đông của Trung Quốc không có cơ sở |
Hồi tháng 10.2020, giáo sư Jay Batongbacal, Giám đốc Viện Luật pháp và các Vấn đề biển (Đại học Philippines) cảnh báo các tàu khảo sát là phương tiện để Trung Quốc "mở rộng sức mạnh”, theo tờ Philippine Daily Inquirer.
Cũng theo ông Batongbacal, Trung Quốc công khai thừa nhận việc phát triển công nghệ hải dương và việc thực hiện nghiên cứu khoa học hải dương (MSR) là phương tiện bảo vệ yêu sách trên biển của nước này. Trung Quốc đã không ít lần triển khai tàu khảo sát đến vùng biển của nước khác ở Biển Đông, theo
Philippine Daily Inquirer.
Bình luận (0)