• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Việc làm Liên hệ
Theo dõi báo trên

Tàu sân bay trong chiến lược của Ấn Độ

Tuần qua, truyền thông Ấn Độ đưa tin nước này vẫn đang được Pháp thuyết phục chọn mua chiến đấu cơ dùng cho tàu sân bay.

Hiện tại, ngoài chiếc INS Vikramaditya được nâng cấp từ lớp Kiev do Nga chuyển giao, Ấn Độ đang hoàn thiện tàu sân bay tự đóng đầu tiên là chiếc INS Vikrant. Trước đây Ấn Độ từng có 1 tàu sân bay cũng tên INS Vikrant (R11) mua lại từ Anh vào năm 1957 rồi đưa vào hoạt động từ năm 1961. Hiện nay, cả tàu INS Vikramaditya đã có và INS Vikrant đang đóng đều có độ choán nước khoảng 40.000 - 45.000 tấn, khá khiêm tốn so với tàu 100.000 tấn của Mỹ hay 65.000 tấn của Trung Quốc. Tuy nhiên, tàu sân bay có vai trò quan trọng đối với Ấn Độ, bởi 3 lý do sau.
Thứ nhất, trong cuộc chiến với Pakistan vào năm 1971, tàu sân bay đã đem lại ưu thế lớn cho Ấn Độ khi nhanh chóng triển khai chiến đấu cơ oanh tạc nhiều địa điểm của đối phương. Điều này đã chứng minh sự hữu dụng đối với quân đội nước này. Thứ hai, tàu sân bay đã giúp Ấn Độ nâng cao ảnh hưởng trong chính sách đối nội. Từ năm 1961, việc sở hữu hàng không mẫu hạm đã làm cho dân chúng nước này an tâm hơn vào năng lực quốc phòng của đất nước. Thứ ba, tàu sân bay cũng đóng vai trò là công cụ đối ngoại hữu ích của New Delhi bằng cách điều tàu đến các nước khác để gửi thông điệp đến thế giới. Điển hình là chuyến hải hành gần đây của tàu INS Vikramaditya ít nhiều khiến Trung Quốc phải chú ý.
Vì thế, không khó hiểu khi Ấn Độ dự kiến sở hữu đến 3 tàu sân bay.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.