TNO

Tàu tác chiến cận bờ của Mỹ không rà được mìn biển

15/10/2015 06:00 GMT+7

(Tin Nóng) Tàu tác chiến cận bờ (LCS) của Hải quân Mỹ được quảng bá là tàu đa năng, vừa săn ngầm, quét mìn, tấn công sát bờ và thả đặc nhiệm, tuy nhiên một báo cáo mới đây cho biết loại tàu này không thể làm tốt chức năng hàng đầu của nó là phát hiện mìn biển.

(Tin Nóng) Tàu tác chiến cận bờ (LCS) của Hải quân Mỹ được quảng bá là tàu đa năng, vừa săn ngầm, quét mìn, tấn công sát bờ và thả đặc nhiệm, tuy nhiên một báo cáo mới đây cho biết loại tàu này không thể làm tốt chức năng hàng đầu của nó là phát hiện mìn biển.

Tàu tác chiến cận bờ của Mỹ không rà được mìn biển - ảnh 1
Tàu tác chiến cận bờ USS Freedom - Ảnh: Hải quân Mỹ

Theo trang tin wearethemighty ngày 14.10, tàu LCS trang bị 1 robot tìm kiếm phát hiện mìn biển (thuỷ lôi) gọi là RMMW (dài 7 m) và 1 hệ thống điều khiển phát hiện mìn biển (RMS) lắp trên tàu.

Trong một báo cáo của tiến sĩ Michael Gilmore, giám đốc Cơ quan đánh giá hoạt động thử nghiệm (DOT&E) của Lầu Năm Góc ngàu 3.8 qua, có nhận xét rằng các thử nghiệm mới đây cho thấy không có chứng cứ nào cho thấy hệ thống dò tìm phát hiện mìn biển là hoạt động đáng tin cậy, và độ tin cậy của hệ thống này chỉ gần bằng cách đây 1 thập kỷ”.

Báo cáo cho biết theo nhà sản xuất Lockhhed Martin, robot dò mìn biển (di chuyển nửa nổi nửa chìm dưới nước) có thể hoạt động liên tục 75 giờ mới hỏng hóc, nhưng nhóm của DOT&E báo cáo độ tin cậy của RMMV chỉ có 25 giờ và của hệ thống RMS trên tàu là 18,8 giờ. Thậm chí khi robot này ở xa tầm nhìn của tàu LCS thì khó điều khiển cũng như liên lạc với tàu mẹ, sonar Raytheon của nó cũng không dò được mìn biển một cách chắc chắn; khi dò được thì cũng chẳng nhanh như yêu cầu đặt ra của Hải quân, và dường như nó chẳng dò tìm được mìn biển một cách chắc chắn.

Trang tin này cho rằng như vậy 700 triệu USD cho mỗi tàu LCS coi như đổ sông đổ biển khi chức năng quan trọng là dò tìm rà phá mìn biển chẳng đạt được, khiến người ta thêm nghi ngờ hiệu quả của loại tàu chiến mới nhất mà Hải quân Mỹ đang  muốn có nhiều thêm ngoài 24 chiếc được duyệt.

Ngay cả Quốc hội Mỹ cũng chẳng mặn với loại tàu này.

Tàu tác chiến cận bờ của Mỹ không rà được mìn biển - ảnh 2
Tàu tác chiến cận bờ USS Coronado - Ảnh: Hải quân Mỹ
Tàu tác chiến cận bờ của Mỹ không rà được mìn biển - ảnh 3
Robot dò mìn biển RMMV từ một tàu LCS - Ảnh: Lockheed Martin

Theo Hải quân Mỹ, LCS là khái niệm về loại tàu chiến cỡ nhỏ (choán nước cỡ 4.000 tấn), hoạt động tác chiến gần bờ, trên thân tàu có các modul có thể tháo ráp nhanh chóng để thích hợp cho 3 nhiệm vụ chính: dò tìm và phá mìn biển, chiến đấu trên biển, chống ngầm.

LCS có 2 loại thiết kế tàu, một là tàu lớp Freedom có thân tàu như loại truyền thống, do Lockheed Martin chế tạo, và lớp Independence ba thân, do General Dynamics thiết kế sản xuất. Mỗi tàu đều tự động hoá cao, chỉ cần 40 thuỷ thủ, nhưng tàu lớp Independence có sàn đậu trực thăng rộng hơn tàu Freedom.

Các tàu LCS này phục vụ cho chiến lược tái cân bằng về châu Á của Tổng thống Barack Obama, nên các tàu LCS luân phiên sang Đông Nam Á (Singapore) đồn trú và tuần tiễu ở Biển Đông. Từ năm 2016 sẽ thường xuyên có 2 tàu LCS và đến 2017 là 4 tàu tại Singapore. Giá mỗi tàu ước khoảng 700 triệu USD.

Anh Sơn

>> Báo Mỹ khen tàu tên lửa Nga: Nhỏ nhưng hoả lực lớn
>> Châu Âu thống trị thị trường tàu chiến ở Đông Nam Á
>> Xem tàu Trung Quốc bám theo tàu Mỹ ở gần Trường Sa
>> Tìm hiểu 2 tàu chiến Mỹ thăm Đà Nẵng
>> Xem lính hải quân Mỹ thả thiết bị dò tìm máy bay AirAsia

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.