Ông Trần Quang Phố (50 tuổi, ở xã Long Hải, H.Phú Quý, Bình Thuận) là thuyền trưởng tàu BTh-96689 TS, đã có thâm niên gần 30 năm đánh bắt hải sản tại ngư trường Trường Sa, kể: Không chỉ đánh bắt, mà chỉ cần vào gần căn cứ Trung Quốc khoảng 4 - 5 hải lý (7 - 9 km) là y như rằng họ lao xuồng cao tốc ra rượt đuổi. Xuồng chạy rất nhanh, chớp đèn hú còi ầm ĩ. Binh lính trên xuồng mặc quần áo rằn ri, đội mũ sắt, lăm lăm súng.
Xuồng cao tốc số hiệu 12, chở quân nhân Trung Quốc từ căn cứ quân sự trong bãi Huy Gơ ra đẩy đuổi, đe dọa tàu Việt Nam đi ngang qua |
Cách đây mấy năm, chiều 30.5.2016, tàu cá BTh-96689 TS chạy từ đảo Phan Vinh sang đảo Đá Đông A, ngang qua đá Châu Viên (bãi đá của Việt Nam bị Trung Quốc cưỡng chiếm từ tháng 2.1988 và phía Trung Quốc bồi đắp thành đảo nhân tạo, căn cứ quân sự có quy mô và tầm quan trọng nhất trong số 7 bãi đá mà họ cưỡng chiếm của Việt Nam tại Trường Sa), cách khoảng 10 hải lý (hơn 18 km) thì bị xuồng cao tốc Trung Quốc chạy ra gọi loa bắt dừng lại.
Thấy thuyền trưởng Phố tăng tốc độ, binh lính Trung Quốc ngồi trên xuồng chĩa súng đe dọa và áp sát khoảng 3 - 4 m, tìm cách áp mạn nhảy lên. Hơn 1 giờ đồng hồ vòng tránh, tàu BTh-96689 TS mới thoát khỏi sự truy đuổi ngang ngược của xuồng cao tốc Trung Quốc, vào trong bãi Đá Đông.
Các quân nhân Trung Quốc chĩa súng đe dọa tàu đi gần bãi Châu Viên |
Ngư dân Trần Quang Tài (25 tuổi, ở Long Hải, H.Phú Quý, Bình Thuận), đi tàu BTh-96435 TS, cho biết khi phát hiện tàu câu gần căn cứ trên bãi ngầm, xuồng cao tốc Trung Quốc lao ra đuổi tàu ra xa, xong mới quay lại chạy vòng quanh các thuyền câu nhỏ, tạo sóng lớn nguy hiểm...
Cần cẩu hạ xuồng cao tốc tại bãi Gạc Ma |
Từ đầu năm 2020, khi các tàu cá Trung Quốc tràn xuống Trường Sa và... “ăn vạ” ở các bãi đá Gạc Ma, Huy Gơ, Ga Ven, các tàu cá Việt Nam đánh bắt hải sản gần các tàu cá Trung Quốc cũng bị xuồng cao tốc chở lính Trung Quốc vũ trang, từ căn cứ chạy ra rượt đuổi, đe dọa.
Quân nhân trên xuồng mang súng trường tấn công QBZ-95, có gắn ống phóng lựu |
Theo tìm hiểu của chúng tôi, ở mỗi căn cứ quân sự do Trung Quốc chiếm đóng trái phép của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa, đều có 1 đội xuồng cao tốc từ 2 - 5 chiếc. Mỗi chiếc xuồng này dài khoảng 7 m, có gắn 4 máy 1.000 mã lực, được trang bị thiết bị liên lạc sóng cực ngắn - đèn hiệu và súng máy hạng nặng QJZ89 (cỡ nòng 12,7 mm). Trên xuồng thường duy trì 7 - 8 quân nhân, trong đó có 1 người lái, 1 chỉ huy, 1 quay phim chụp hình, số còn lại mang súng trường tấn công QBZ-95.
Xuồng cao tốc chạy tốc độ cao, qua khu vực tàu cá dân binh Trung Quốc neo đậu dài ngày |
THANH NIÊN |
Việc các xuồng cao tốc Trung Quốc từ các căn cứ lao ra rượt đuổi, khiêu khích thậm chí đe dọa các tàu cá, tàu vận tải Việt Nam không phải là hiếm. “Họ diễu võ dương oai và muốn thử phản ứng, nhưng chúng tôi đều giữ nguyên hướng đi, tốc độ của tàu. Họ bám theo một lúc, chán rồi lại quay về”, ông Trần Văn Nga, thuyền trưởng tàu Hải Đăng 05 (Công ty bảo đảm an toàn hàng hải Biển Đông và hải đảo, Tổng công ty bảo đảm an toàn hàng hải miền Nam, Bộ GTVT), chuyên vận tải công nhân, hàng hóa, trang thiết bị cho các hải đăng ngoài Trường Sa, kể lại.
Xuồng 18 và 19 đi ra từ căn cứ trên bãi Chữ Thập |
Xuồng số hiệu số 16 với 7 quân nhân Trung Quốc ngồi trên súng máy hạng nặng QJZ89 (cỡ nòng 12,7 mm) gắn trên mũi xuồng cao tốc |
Súng máy hạng nặng QJZ89 (cỡ nòng 12,7 mm) gắn trên mũi xuồng cao tốc |
(còn tiếp)
Bình luận (0)