Hình ảnh bò tót, biểu tượng cho sức mạnh và lòng dũng cảm, được tìm thấy ở Altamira cách đây 15.000 năm. Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, TBN bị đế quốc La Mã chiếm đóng rồi sau đó trở thành quốc gia Hồi giáo hùng mạnh vào thế kỷ VIII. Sự giao lưu văn hóa giữa Hy Lạp cổ đại và Tây u; giữa Do Thái, Ki Tô giáo và Hồi giáo… đã tạo nên bản sắc TBN ngày nay. Cuối thế kỷ XVI, đế chế TBN có thuộc địa khắp thế giới, từ Trung - Nam Mỹ đến Mexico và miền nam Hoa Kỳ. Từ Philippines đến Bồ Đào Nha và nhiều vùng châu u… Trước cả đế quốc Anh và Pháp, TBN từng là “vùng đất mặt trời không bao giờ lặn”.
|
TBN chia nhau với nước Pháp láng giềng vị trí đầu bảng xếp hạng của du lịch thế giới về số lượng khách. 42 di sản thế giới, nhiều danh thắng và bãi biển đẹp cộng với nền văn hóa đa dạng, được tổ chức chuyên nghiệp… TBN luôn là sự lựa chọn hàng đầu của du khách năm châu. Đây cũng là xứ sở của các lễ hội độc đáo, quê hương của vũ điệu flamenco, của đàn guitar, của nhiều nhà văn Nobel Văn học, nhiều danh họa – trong đó có Pablo Picasso (1881 – 1973). Làng trẻ em Picasso (Thủ Đức, TP. HCM) là trung tâm nuôi dưỡng trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn do con gái của danh họa tài trợ từ năm 1991 - 2011 ( hiện được đổi tên thành làng Thiếu niên Thủ Đức)…
TBN ít lễ hội hơn Việt Nam nhiều lần nhưng lễ hội nào cũng ấn tượng, đông vui, đáp ứng sở thích và nhu cầu của mọi đối tượng. | ||
TBN cũng là xứ sở nhiều đội bóng lừng danh như FC Barcelona - gọi tắt là Barca, CLB vừa vô địch cúp C1 - Champions League. La Liga của TBN được xem là một trong những giải đấu bóng đá chất lượng nhất thế giới.
Không có nhiều số lượng lễ hội như Việt Nam - nhưng TBN có những lễ hội độc đáo, được thế giới công nhận, là điểm nhấn không thể thiếu của xứ sở này. Tôi thích nhất là lễ hội Xây Tháp, còn gọi là lễ hội La Merce ở Barcelona vào cuối tháng 9. Đó là bữa tiệc đường phố hoành tráng với những tháp người cực kỳ ấn tượng. Các công trình được “xây” bởi các diễn viên cả chuyên nghiệp lẫn nghiệp dư, để tranh chức vô địch; xem tháp nào cao nhất, đẹp nhất. Có tháp cao đến cả chục tầng người, đòi hỏi “chất liệu người” phải có sức khỏe, lòng dũng cảm, sự khéo léo, tinh thần đồng đội, phân công hợp lý, dưới sự chỉ huy của “ tổng công trình sư”. Phải tính toán kỹ lưỡng, chính xác để đảm bảo an toàn. Khi hoàn tất “đỉnh tháp” phải vẫy tay chào hàng chục ngàn “giám khảo khán giả” đang phấn khích reo hò. Xây đã khó, dỡ tháp cũng không phải chuyện dễ dàng, để không đổ ngã gây tai nạn. Còn lễ hội Cà chua Tomaina được tổ chức suốt cả tuần lễ vào tháng 9 ở thị trấn Bunyo vùng Valencia. Hàng chục xe tải lớn chở đầy cà chua chín được chở đến để phân phối cho hàng chục ngàn du khách và cả dân địa phương, từ em bé đến cụ già làm “vũ khí”. Vừa được vui đùa xả tress, vừa được massage toàn thân bằng cà chua miễn phí. Tương tự là các lễ hội Ném trứng và Tắm bột mì ở Xinzo, lễ hội Ném kẹo vùng Catalonra - còn gọi là lễ hội La Merengada hoặc De Batalla Caramelos. Lễ hội Ném nho Pobla del Duc vào tháng 8, lễ hội Rượu ở thị trấn Haro… Tất cả đều mang ý nghĩa ăn mừng mùa thu hoạch và cầu may mắn trong cuộc sống cùng những vụ mùa năm sau.
|
Náo nhiệt và có phần nguy hiểm là lễ hội Bò tót - còn gọi là lễ hội San Fermin, kéo dài 9 ngày vào tháng 7 ở Pamplona. Lễ hội này không dành cho kẻ yếu tim. Buổi sáng, 6 chú bò tót vạm vỡ, hung hăng, sừng nhọn hoắt; mỗi con chừng nửa tấn được thả từ ngoại ô chay qua các ngõ hẹp của thành phố cùng đoàn người chạy đua đến đấu trường trung tâm. Những người chạy đua với bò tót phải mang khăn quàng cổ màu đỏ để khiêu khích bò tót rượt đuổi. Có khi trượt ngã, bị bò húc hay dẫm đạp, bị thương và không loại trừ cái chết. Quảng trường trung tâm Pamplona sôi động với biển người màu đỏ. Hàng trăm ngàn người chạy đua thục mạng với bò tót, tạo nên nhiều cảnh thót tim, khiếp đảm. Buổi tối, có màn quyết đấu giữa đấu sĩ và bò tót. Có người cho đây là lễ hội tàn bạo, nguy hiểm và hành hạ súc vật cần lên án. Kẻ khác bảo càng nguy hiểm càng hấp dẫn. Vài người còn quả quyết chạy đua với bò tót có tác dụng chữa bệnh nhút nhát và các bệnh về tâm lý, tự kỷ…
TBN còn có các lễ hội Cưỡi ngựa phóng qua biển lửa vào đêm 16.1 tại làng San Bartolome de los Pinares; lễ hội Las Fallas - còn gọi là lễ hội Tiềng ồn và Lửa, kéo dài 5 đêm vào tháng 3 ở Valencia; lễ hội Cemana Santa kéo dài 1 tuần trước lễ Phục sinh với những cuộc diễu hành lộng lẫy, rực rỡ sắc màu của giáo dân; lễ hội Feria de Sevilla diễn ra sau lễ Phục sinh 2 tuần và kéo dài suốt 7 ngày… Tất cả lễ hội đều là dịp vui chơi nhảy múa, ăn uống… hết mình; không phân biệt du khách hay dân bản địa. Ngôn ngữ bất đồng nhưng lễ hội là ngôn ngữ văn hóa chung gắn kết để mọi người chủ động tham gia, tạo thành niềm vui bất tận và những kỷ niệm nhớ đời. Ai đã dự một lần đều muốn quay trở lại. Còn ở Việt Nam, hơn 8.000 lễ hội lớn nhỏ, chẳng mấy du khách nước ngoài nào nhớ. Rất ít du khách quốc tế chịu đến Việt Nam để bị “tra tấn” bởi đa phần kiểu lễ hội sân khấu hóa làng nhàng với diễn văn và báo cáo dài dòng. TBN ít lễ hội hơn Việt Nam nhiều lần nhưng lễ hội nào cũng ấn tượng, đông vui, đáp ứng sở thích và nhu cầu của mọi đối tượng.
Dù cách trở về địa lý, TBN và Việt Nam có nhiều điểm tương đồng bởi tính đa dạng về lịch sử, văn hóa, du lịch, ẩm thực. Một đồng nghiệp của tôi ở TBN tâm sự: “Trước đây, du lịch TBN chỉ chú trọng truyền thống và lịch sử nên ít ai chịu đến. Chúng tôi phát hiện ra những điều du khách cần là Sea - Sand - Sun - Safe (Biển - Cát - Nắng - An Toàn) cùng với các món ăn đặc thù về ẩm thực cũng như văn hóa. Thế là chúng tôi chuyển hướng. Tôi nghĩ du lịch Việt Nam muốn phát triển cũng phải dựa vào biển với 4 chữ S, vào cảnh quan thiên nhiên dồi dào, vào các món ăn đặc sắc…”. Nghe bạn nói quá đúng. Nhiều người Việt cũng nghĩ như vậy mà chưa biết làm sao…
Nguyễn Văn Mỹ
Bình luận (0)