Hướng đi cho từng khu vực kinh tế TP.HCM
Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng TP.HCM đến năm 2025 được phê duyệt đã xác định rõ mô hình phát triển của thành phố theo hướng đô thị đa cực. Trong đó, khu vực trung tâm là nội thành hiện hữu với bán kính 15 km và 4 cực phát triển theo hướng Đông, Nam, Tây - Bắc, Tây - Nam.
Theo đó, hướng đi chính là tập trung phát triển các khu đô thị mới quy mô lớn, đồng bộ về hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật đô thị. Cụ thể, hướng Đông Bắc có Khu Công nghệ cao, Khu đại học Quốc gia, công viên; hướng Bắc có khu đô thị sinh thái kết hợp du lịch, nghỉ dưỡng; hướng Nam tập trung cho Khu đô thị và một số khu dân cư mới ở quận 7; còn hướng hướng Tây tập trung phát triển hạ tầng cơ sở, tiện ích gắn với khu công nghiệp tập trung.
Để tạo nên sức hút cho 4 cực mũi nhọn, thành phố đầu tư “không nhỏ” về hệ thống giao thông với 6 tuyến hướng tâm đối ngoại, các đường vành đai, đường cao tốc, hệ thống đường trên cao, hệ thống tàu điện ngầm. Trong số đó không thể không kể đến một nguồn “khổng lồ” ngân sách dồn về để phát triển khu Tây - khu vực cửa ngõ đắc địa của thành phố, ngã ba giao thương của khu trung tâm.
Quốc lộ 1A, cao tốc Sài Gòn - Trung Lương là các trục đường giao thông chính kết nối thông suốt khu Tây với khu Đông, khu Nam. Các đường như Lũy Bán Bích đã được hoàn thành, nhiều trục đường nối thẳng vào ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất cũng sẽ được lên kế hoạch cải tạo và xây mới, như đường Hoàng Hoa Thám, giáp sân bay tới đường Cộng Hòa, đường Trường Chinh, một trong các tuyến đường quan trọng nối thẳng từ trung tâm về sân bay đầu chuẩn bị được mở rộng. Đồng thời 2 tuyến Metro trọng điểm số 2 (Bến Thành - Tham Lương) và số 6 (Bà Quẹo - Vòng xoay Phú Lâm) đang được cấp tập xúc tiến công tác đầu tư. Sau khi hoàn thành các công trình này sẽ khiến việc di chuyển của cư dân về trung tâm thành phố trở nên thuận lợi hơn bao giờ hết.
Chưa dừng lại ở đó, khu Tây Sài Gòn còn gia tăng sức hút khi hệ thống tiện ích cũng đã phát triển tương đối hoàn thiện mang đến diện mạo mới và phục vụ nhu cầu của cư dân với trung tâm thương mại AEON Mall; MM Mega, công viên, trường học, bệnh viện,… Cùng với đó là phát triển cộng đồng cư dân tinh hoa sẵn có, tạo sức hút với các tầng lớp trí thức tại các cụm kinh tế trong khu vực.
Với những tiện ích hiện hữu, cư dân thành đạt, hội tụ đầy đủ tiềm năng để trở thành một điểm dừng chân lý tưởng, khu Tây Sài Gòn chỉ thiếu những dự án thực sự xứng tầm, đáp ứng nhu cầu của thế hệ cư dân hiện đại.
|
Celadon City - nâng tầm nhờ hạ tầng, tiện ích hiện hữu của khu Tây
Giữa “cơn khát” của thị trường, tận dụng những bàn đạp sẵn có về hạ tầng, quy hoạch, nhà phát triển bất động sản Gamuda Land đã mang đến “một làn gió mới” với một quần thể sinh thái, tiện ích kiểu mẫu mang tên Celadon City vào khu Tây Sài Gòn.
Được biết đến là khu đô thị dẫn đầu xu thế, Celadon City đang dần khẳng định đẳng cấp khi sở hữu hàng loạt tiện ích đỉnh cao với công viên cây xanh rộng hơn 16 ha cùng 3 hồ cảnh quan lớn, Aeon Mall Tân Phú Celadon lớn hàng đầu TP.HCM, Khu phức hợp TDTT nội bộ, hệ thống giáo dục quốc tế, dân lập, công lập… Trong tương lai, Đại lộ Gamuda cũng được hoàn thành hứa hẹn sẽ làm thỏa mãn trọn vẹn nhu cầu về một cuộc sống hiện đại, sôi động, mang trung tâm của cuộc sống sành điều về ngay ngưỡng cửa.
|
Đẳng cấp chất lượng của Celadon City đã được khẳng định thông qua hàng loạt các giải thưởng trong nước và thế giới trong đó phải kể đến giải thiết kế kiến trúc cảnh quan thương mại xuất sắc nhất châu Á (Property Guru), giải Bạc quốc tế về “Quy hoạch tổng thể” của FIABCI World Prix d’Excellence Awards 2019.
Với nền tảng hệ thống hạ tầng hiện hữu của khu vực cùng lợi thế tiện ích chuẩn quốc tế khác biệt đang dần hoàn thiện, Celadon City hứa hẹn sẽ là điểm dừng chân lý tưởng cho những cộng đồng thành đạt tinh hoa. Vào tháng 9 tới đây CĐT Gamuda Land tiếp tục ra mắt một sản phẩm mới, đẳng cấp hơn, hiện đại hơn hứa hẹn sẽ mang đến một chuẩn mực sống thời thượng hơn cho khách hàng cao cấp khu Tây nói riêng và thành phố nói chung.
Bình luận (0)